Động thai: Làm sao để xử trí và ngăn ngừa?

shape

01 Th10

Khanh ElisaTh10 01, 2019

Động thai: Làm sao để xử trí và ngăn ngừa?

Những tuần đầu của thai kỳ, khi âm đạo ra máu, đi kèm triệu chứng mỏi vai, đau bụng hoặc đau bụng dưới, mẹ bầu đang đối diện với hiện tượng động thai. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo cho nguy cơ sảy thai phía trước nếu không xử trí kịp thời.

1/ Động thai: Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân dẫn đến động thai vào những tuần lễ đầu của thai kỳ khá nhiều. Trong đó có thể kể đến: Trứng đã thụ tinh gặp trục trặc, mẹ bầu mắc bệnh về máu, bất thường về tử cung như viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, tử cung co rút. Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể xuất phát từ thể chất suy nhược, làm việc quá sức, nghỉ ngơi không hợp lý, dinh dưỡng nghèo nàn.

Động thai: Làm sao để xử trí và ngăn ngừa?

Bà bầu bị động thai nên nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để giữ thai kỳ dần khỏe mạnh

Bà bầu bị động thai còn có thể đổ lỗi cho sự bất thường về nhiễm sắc thể, một số bệnh tật mãn tính như suy tim, bệnh thận, mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài các nguyên do chủ yếu từ cơ thể người mẹ, động thai cũng có thể do tinh khí của anh xã không đủ khỏe mạnh, dẫn đến thai không ổn định, dễ bị tổn thương.

2/ Dấu hiệu động thai

Đau bụng trong 3 tháng đầu mang thai thông thường không cò gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu phát hiện thấy mình bị đau bụng dưới, mỏi ở vùng thắt lưng, ra dịch màu hồng nhạt hoặc ít máu ở âm đạo, bà bầu nên nhanh chóng đi thăm khám để theo dõi và điều trị động thai kịp thời.

Thực tế, đa số bà bầu không hề biết sự khác biệt giữa động thai và sảy thai. Hai hiện tượng này hoàn khác nhau. Khi bị dọa sảy thai, động thai, bà bầu sẽ bị xuất huyết âm đạo, đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn an toàn trong buồng tử cung; cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc mở ra nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu là sảy thai, tình trạng xuất huyết âm đạo nặng hơn, cơn đau bụng cũng quặn hơn. Lúc này, thai nhi đã bị đẩy ra ngoài, không còn nằm trong buồng tử cung. Dù hết đau bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục ra nhiều, nghiêm trọng sẽ dẫn đến băng huyết.

Động thai: Làm sao để xử trí và ngăn ngừa?

Nguyên tắc dinh dưỡng hậu sảy thai phụ nữ cần biết
Chế độ ăn uống hậu sảy thai cực kỳ quan trọng. Bởi thể chất và tinh thần liệu có hồi phục hay không chủ yếu là nhờ vào nguyên tắc dinh dưỡng này. Nếu vẫn đang băn khoăn bị sảy thai nên ăn gì, kiêng gì, bạn có thể tham khảo ngay những thông tin hữu ích sau!

Động thai rõ ràng là hiện tượng xảy ra trong quá trình thai nhi vẫn phát triển bình thường. Vì vậy, mức độ nguy hiểm của động thai có thể được điều chỉnh, nếu mẹ bầu biết cách xử trí và cải thiện phù hợp.

4/ Bà bầu nên làm gì khi bị động thai?

-Nghỉ ngơi, ăn uống và uống thuốc an thai theo chỉ định của bác sĩ.

-Tuyệt đối không tự ý áp dụng những phương thuốc, bí quyết an thai không được bác sĩ tư vấn.

-Tránh xoa bóp, tác động lực mạnh lên bụng.

-Đây là thời điểm nhạy cảm, vì vậy, bầu nên tránh quan hệ tình dục. Đồng thời, hạn chế tiến hành việc thăm khám kiểm tra âm đạo để tránh bị kích thích cổ tử cung.

Động thai: Làm sao để xử trí và ngăn ngừa?

Khi nào bầu nên cấm tiệt "chuyện ấy"?
Quan hệ khi mang thai là nỗi lo chung của khá nhiều mẹ bầu trong thai kỳ. Thực tế không có gì đáng lo trừ khi vợ chồng bạn gặp phải những trường hợp sau.

-Chế độ dinh dưỡng cũng cực kỳ quan trọng khi bà bầu bị động thai. Chọn thực phẩm dễ tiêu, ít dầu mỡ. Thay vào đó, ăn nhiều rau quả, trái cây, những món giúp an thai. Tuyệt đối không nạp bất cứ loại thức ăn đồ uống nào có chất kích thích. Cấm kỵ hút thuốc lá, uống rượu bia.

5/ Phòng tránh động thai như thế nào?

-Giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ. Không để bị stress hoặc căng thẳng quá nhiều.

-Áp dụng một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nhiều đạm, chất xơ trong thai kỳ.

-Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.

-Không nên quan hệ tình dục khi mang thai nếu được khuyến cáo.

-Chịu khó vận động, luyện tập nhẹ nhàng để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

-Tránh xa thực phẩm gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

-Không bỏ lỡ bất cứ buổi khám thai định kỳ nào.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

  • Mang thai bị đau bụng dưới phải chăng là động thai?
  • Có phải xoa bụng sẽ bị động thai không các mẹ?
  • Mình mang bầu được 8 tuần nhưng bị động thai

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc