Đừng nhầm lẫn suy giáp với trầm cảm khi mang thai

shape

31 Th12

Khanh ElisaTh12 31, 2019

Đừng nhầm lẫn suy giáp với trầm cảm khi mang thai

Nguyên nhân nào dẫn đến suy giáp?

Lượng hormone tuyến giáp trong máu suy giảm sẽ gây ra bệnh suy giáp. Tình trạng này xảy ra là do tuyến giáp không hoạt động đầy đủ so với chức năng của nó dẫn đến không sản xuất đủ lượng hormone cho nhu cầu của cơ thể. Những nguyên nhân khác có thể là do đã cắt bỏ tuyến giáp, hoặc đang điều trị bằng phương pháp xạ trị, thuốc men, mắc bệnh ở tuyến yên, v.v… Bướu cổ và thiếu i-ốt từ lâu đã được xem là nguyên nhân chính của bệnh suy giáp.

Đừng nhầm lẫn suy giáp với trầm cảm khi mang thai

Một chế độ dinh dưỡng thiếu i-ốt là nhân tố hàng đầu gây bệnh tuyến giáp

Viêm giáp Hashimoto, một loại rối loạn tự miễn dịch gây ảnh hưởng lên tuyến giáp trong thời gian mang thai, là một dạng viêm mạn tính của tuyến giáp. Căn bệnh làm cho hệ miễn dịch tấn công lại chính tuyến giáp, làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone tuyến giáp.

Đừng nhầm lẫn suy giáp với trầm cảm khi mang thai

Mẹ bầu cần cẩn trọng với bệnh tuyến giáp
Việc kiểm tra tuyến giáp nên được chú ý ngay khi bạn vừa biết tin vui. Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, những bệnh về tuyến giáp như nhược giáp, cường giáp có thể để lại hậu quả nghiêm trọng

Những triệu chứng của bệnh suy giáp

Suy giáp là một tình trạng phổ biến và khó nhận biết nếu các triệu chứng ở mức độ nhẹ. Những triệu chứng của bệnh suy giáp thường làm người ta lầm tưởng rằng đó là bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, nếu chú ý, bệnh nhân có thể biết được tình trạng của mình qua các dấu hiệu đặc trưng khác.

Đừng nhầm lẫn suy giáp với trầm cảm khi mang thai

Mẹ bầu có đang bị trầm cảm?
Bạn có đang cảm thấy bực bội, khó chịu hay bị xuống tinh thần một cách nhanh chóng? Theo thống kê, cứ 10 thai phụ thì lại có 1 người gặp phải chứng trầm cảm khi mang thai. Liệu bạn có nằm trong số này ?

Các dấu hiệu cụ thể bao gồm:

● Khuôn mặt phình, trương lên

● Căng vùng da

● Cảm thấy cực kỳ mệt mỏi

● Mạch chậm

● Sợ lạnh

● Tăng cân

● Thường xuyên bị chuột rút

● Cảm giác khó chịu ở vùng bụng

● Khó tập trung

● Nồng độ TSH tăng lên, trong khi T4 hạ xuống là dấu hiệu xác nhận bệnh suy giáp.

Ảnh hưởng của bệnh suy giáp

Suy giáp khiến cơ thể trở nên thụ động, mệt mỏi khi tỉnh giấc. Ảnh hưởng của bệnh suy giáp cũng giống như bệnh cường giáp đã được MarryBaby giới thiệu trong một bài viết khác. Bên cạnh đó, những hậu quả suy giáp gây ra còn bao gồm:

● Thiếu máu

● Sảy thai

● Thai chậm tăng cân

● Thai chết lưu

Bệnh suy giáp nếu không điều trị có thể làm cho sự phát triển não bộ và sự tăng trưởng của thai nhi bị gián đoạn, cũng giống như tác hại của hormone tuyến giáp đối với não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.

Một điều quan trọng đó là hãy chú ý đến các triệu chứng và tiền hành xét nghiệm lượng TSH và T4 trong máu.

Điều trị bệnh suy giáp

Thuốc thyroxine, một loại thuốc có chức năng gần giống với hormone T4 là phương thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị tình trạng suy giáp. Những mẹ bầu mắc bệnh suy giáp được yêu cầu bổ sung thêm i-ốt để giúp làm tăng lượng thyroxin trong máu. Bạn cũng nên kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp thường xuyên.

Khi được phát hiện và xử lý sớm, tình trạng này sẽ được đặt dưới mức kiểm soát an toàn và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc