Các vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai và cách phòng tránh

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2020

Các vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai và cách phòng tránh

Các vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai và cách phòng tránh

Táo bón thai kỳ

Táo bón thai kỳ là hiện tượng rất phổ biến với các bà mẹ mang thai. Sự thay đổi nội tiết trong cơ thể có thể làm bạn bị táo bón từ rất sớm. Những tháng sau của thai kỳ, việc bé đang to lên cũng làm giảm nhu động ruột làm tăng khả năng táo bón. Để ngăn ngừa táo bón bạn có thể:

  • Ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ như: bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, các loại đậu như đậu lăng
  • Tập thể dục thường xuyên để giúp cơ bắp luôn săn chắc. Việc này cũng có thể hạn chế khá nhiều nguy cơ táo bón.
  • Uống nhiều nước sẽ làm mềm các chất thải, giúp bạn dễ dàng đào thải hơn
  • Bổ sung sắt cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Tuy nhiên đây lại là việc làm không thể thiếu khi mang thai, vì vậy nên lựa chọn những thuốc sắt dạng nước hoặc những loại thuốc sắt được nghiên cứu chứng minh giảm táo bón khi mang thai.

Chuột rút

Chuột rút khi mang thai là những cơn đau đột ngột, sắc nét ở bắp chân hoặc bàn chân, thường phổ biến vào ban đêm. Đến nay những cơn chuột rút hầu như vẫn chưa rõ nguyên nhân nhưng bạn có thể khắc phục bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên, đặc biệt là cử động mắt cá chân và cẳng chân để cải thiện sự lưu thông máu có thể ngăn ngừa chuột rút. Bạn có thể thử bài tập sau:

  • Uốn cong và duỗi chân mạnh mẽ lên xuống 30 lần
  • Xoay chân 8 lần 1 chiều và 8 lần khác theo chiều ngược lại
  • Lặp lại với chân kia

Khi chuột rút đột ngột, mẹ có thể sơ cứu như sau: Kéo ngón chân cứng lên về phía mắt cá chân; gập bàn chân vuông góc với cẳng chân hoặc chà mạnh cơ bắp.

Các vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai và cách phòng tránh

Xuất hiện các cơn chóng mặt khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai thường cảm thấy chóng mặt, điều này là do sự thay đổi nội tiết hoặc thiếu máu não. Ngất xỉu sẽ xảy ra nếu não của bạn không nhận đủ máu và do đó không nhận đủ oxy. Bạn có thể cảm nhận sự chóng mặt khi thay đổi tư thế đứng quá nhanh nhưng cũng có thể khi bạn đang nằm và ngồi dậy.

Để tránh các cơn chóng mặt bạn nên:

  • Đứng dậy từ từ sau khi ngồi hoặc nằm
  • Nếu bạn cảm thấy chóng mặt khi đang đứng, bạn nên tìm 1 chỗ ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm xuống và nghiêng về một bên
  • Nếu đang nằm mà thấy chóng mặt hãy nằm nghiêng qua một bên
  • Không nên nằm ngửa, đặc biệt sau 28 tuần vì có nguy cơ thai lưu cao hơn
  • Uống thuốc sắt hàng ngày theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ để có một lượng sắt dồi dào tạo máu đủ cho cả mẹ và con

Thân nhiệt cao

Bạn có thể thấy người bạn nóng hơn bình thường khi mang thai, điều này là do sự thay đổi nội tiết, tăng cung cấp máu cho da. Bạn cũng sẽ dễ đổ mồ hôi hơn, lúc này bạn nên:

  • Mặc quần áo rộng làm từ sợi thiên nhiên vì chúng dễ thấm, thoáng khí hơn sợi tổng hợp
  • Giữ cho phòng ốc luôn thông thoáng
  • Rửa mặt/ tắm nhiều hơn để cảm thấy luôn mát mẻ

Són tiểu

Són tiểu là một vấn đề phổ biến trong và sau khi mang thai. Phụ nữ mang thai đôi hay về cuối thai kỳ đôi khi không thể ngăn rò rỉ nước tiểu khi ho, cười, hắt hơn, hoặc đột ngột đứng dậy. Hiện tượng này chỉ diễn ra tạm thời vì cơ sàn chậu (xung quang bàng quang) bị giãn nhẹ để chuẩn bị cho việc sinh nở. Tuy nhiên, nếu đây là một vấn đề lớn của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ trong thời gian khám sức khỏe nhé!

Đi tiểu nhiều

Đi tiểu nhiều lần thường bắt đầu sớm trong thai kỳ tới tận lúc sinh, nhất là trong những tháng cuối. Lý do là, đầu em bé lớn hơn sẽ cấn vào bàng quang và gây ra hiện tượng mắc tiểu liên tục.

Để giảm nhu cầu đi tiểu vào ban đêm, bạn nên giảm đồ uống vào tối muộn, và hãy chắc chắn rằng đó là những thức uống không cồn và không cafeine.

Thay đổi về da và tóc

Thay đổi nội tiết tố diễn ra trong thai kỳ sẽ làm cho sắc tố ở núm vú và khu vực xung quanh trở nên sậm màu hơn. Màu da của bạn cũng có thể tối đi đôi chút. Không những vậy, các vết nám, tàn nhang, nốt ruồi cũng thâm hơn. Một số người khác lại xuất hiện một đường thâm chạy dọc từ rốn xuống. Da cũng nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời nên dùng kem chống nắng nếu tiếp xúc thời gian lâu với ánh sáng mặt trời. Trong thời gian mang thai, tóc bạn cũng sẽ dày và nhờn hơn. Sau khi sinh xong tóc rụng nhiều.

Tất cả những thay đổi này sẽ giảm dần sau khi sinh em bé.

Giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch chân trong thời gian mang thai là hiện tượng tĩnh mạch nổi xanh lên trên bề mặt da. Mặc dù không thoải mái và mất thẩm mỹ nhưng tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh bé. Tuy nhiên khi giãn tĩnh mạch mẹ cũng nên chú ý:

  • Tránh đứng lâu
  • Không ngồi hai chân vắt chéo
  • Cố gắng không tăng quá nhiều trọng lượng vì điều này làm tăng áp lực lên chân
  • Thử dùng tất áp lực có thể làm giảm các triệu chứng nặng chân, căng tức bắp chân
  • Kê cao chân lên gối khi ngủ
  • Tập chân với bài tập giảm chuột rút, phối hợp với đi bộ, bơi lội sẽ giúp lưu thông máu nhiều hơn.

Trong quá trình mang thai, các mẹ nhớ chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung sắt suốt thời gian mang thai để có thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi nhất.

FOGYMA – Sắt nước thơm ngon dễ uống không gây táo bón cho bà bầu

Fogyma là thuốc sắt dạng nước chứa sắt hữu cơ Sắt III hydroxypolymaltose. Fogyma được đóng trong ống nhựa nhỏ như ngón tay, mỗi ống 10ml chứa 50mg sắt nguyên tố.

Thành phần Sắt III hydroxypolymaltose với cơ chế hấp thu chủ động hoàn toàn khác biệt mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các dạng sắt khác, đặc biệt giảm mạnh tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn. Không chỉ dành cho phụ nữ có thai, Fogyma còn thích hợp cho mẹ cho con bú, trẻ em, người bệnh sau phẫu thuật.

Các vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai và cách phòng tránh

Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm VNP Số 91+ 92 lô A3, Khu đô thị Đại Kim, Hoàng Mai, Hà nội

SĐT tư vấn: 1900 54 55 18 hoặc 0915343635

website: http://fogyma.vn/

Giấy phép quảng cáo: 47/2015/XNQC-QLD

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *