Khi Bé Yêu Chào Đời: Những Giờ Đầu Tiên

shape
Khi Bé Yêu Chào Đời: Những Giờ Đầu Tiên

20 Jun

Cha Mẹ Tốt Jun 20, 2020

Khi Bé Yêu Chào Đời: Những Giờ Đầu Tiên

Khi Bé Yêu Chào Đời: Những Giờ Đầu Tiên

 

  • Những giây phút đầu tiên
  • Bé yêu trông ra sao và có những động tác thế nào khi vừa chào đời.
  • Tình trạng của bé yêu lúc vừa chào đời: Thang điểm Aggar.
  • Kiểm tra và thuốc men trong 24 giờ đầu đời.

 

 

Những giây phút đầu tiên

Lúc bé yêu vừa chào đời có thể là một giây phút vừa diệu kỳ lại vừa căng thẳng . Điều gì xảy ra ngay sau khi sinh sẽ phụ thuộc vào việc bạn lâm bồn và cách sinh con của bạn.

Sinh thường qua ngã âm đạo (Sinh thường)

Phần lớn các em bé sẽ hít thở và khóc chỉ vài giây sau khi chào đời.

Nếu có dấu hiệu rõ ràng là bé yêu của bạn đang hít thở bình thường, bé sẽ được đặt nằm trên ngực hoặc trên bụng bạn để tiếp xúc da chạm da với mẹ. Tiếp xúc da chạm da giữ ấm cho bé và tạo mối dây liên kết hữu hình ngay tức thì giữa bạn và bé yêu.

Cô hộ sinh sẽ lau khô người bé lúc bé đang nằm trên ngực hoặc bụng bạn và bọc bé lại bằng một chiếc mền hoặc khăn bông ấm áp.

Kẹp lấy thai (kẹp Forceps) hoặc giác hút

Nếu bé yêu của bạn được sinh ra với sự hỗ trợ của kẹp forceps hoặc giác hút, bé yêu có thể chậm phản ứng và chậm thở. Nếu điều này xảy ra, nữ hộ sinh, bác sĩ sản khoa hoặc bác sĩ nhi khoa sẽ đưa bé yêu của bạn đến một lồng ấp, nơi mà họ có thể đảm bảo bé yêu sẽ ổn.

Khi bé yêu đã thở bình thường, bé sẽ được lau khô, được bọc trong chăn ấm, và trao trả lại cho bạn. Sau đó bạn có thể ôm bé và cho bé tiếp xúc da chạm da để giữ ấm, tạo mối liên kết và cho bé bú sữa mẹ.

Sinh mổ

Hầu hết các em bé được sinh mổ đều hít thở và khóc rất to khi chào đời. Sau khi em bé chào đời, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ nhi khoa sẽ đưa bé đến lồng ấp để làm khô, kiểm tra và xem xem bé có hít thở đúng cách không.

Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ phụ sản sẽ bọc bé trong khăn ấm và đưa bé cho bạn khi bạn nằm trên bàn mổ (miễn là bạn  không gây mê toàn thân). Một số bệnh viện cũng cho tiếp xúc da chạm da khi bạn còn nằm trong phòng mổ, và bạn có thể yêu cầu điều này nếu bạn muốn.

Đôi khi bạn cần phải được bác sĩ chăm sóc thêm, nên phải chờ lâu hơn mới được ôm con. Ba của bé có thể ở bên bé và ôm ấp bé trong khi chờ bạn được đưa trở lại phòng hồi sức.

Cắt dây rốn

Sau khi sinh xong, cần phải kẹp và cắt dây rốn. Dây rốn khá dai và khó cắt, nhưng việc cắt dây rốn không gây đau đớn cho cả mẹ và bé.

Ba của bé cũng có thể cắt dây rốn nếu đó là điều ba mẹ muốn. Dù bạn sinh thường hay sinh mổ thì việc này đều ổn hết. Nếu em bé cần được đưa vào lồng ấp gấp ngay khi chào đời, hoặc có biến chứng đối với mẹ như chảy quá nhiều máu, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sản khoa sẽ kẹp và cắt dây rốn.

Bạn có thể gắn kết với bé yêu ngay khi bé chào đời. Tiếp xúc da chạm da là một cách tuyệt vời để thực hiện việc này, dù đó là việc ôm ấp bé trên ngực mẹ hoặc cho bé bú vú mẹ. Để biết thêm chi tiết, hãy đọc thêm bài Tạo mối liên hệ gắn kết với em bé.

Bé yêu trông thế nào lúc vừa chào đời

Có một số thay đổi quan trọng xảy ra với cơ thể của bé khi bé di chuyển từ bào thai ấm áp ra thế giới bên ngoài. Khi bé cất tiếng khóc và hít thở lần đầu, oxy và máu chảy qua hai lá phối khi phổi bé mở rộng.

Việc màu da em bé sơ sinh hơi xanh hoặc tím trong mấy phút đầu tiên lúc vừa chào đời là bình thường.  Màu da của em bé sơ sinh sẽ dần hồng hào trở lại trong vòng 7 đến 10 phút sau khi chào đời, nhưng tay và chân bé có thể vẫn giữ màu xanh đến 24 giờ. Mạch máu dẫn đến tay và chân của em bé rất nhỏ, nên máu cần nhiều thời gian hơn để chảy đến đó và làm tay chân bé trông hồng hào hơn. Nếu em bé có vẻ đã sẵn sàng, bạn có thể cho bé bú chỉ vài phút sau khi sinh. Nữ hộ sinh sẽ giúp áp bé vào ngực mẹ.

Một trong những điểm quan trọng của việc cho em bé bú là tạo cho bạn và bé yêu một sự gắn kết tốt đẹp tại vú của bạn. Nếu cần, bạn hãy xem thêm video về việc cho bé bú hoặc mô phỏng việc cho bú. Bạn cũng có thể đọc thêm về kỹ thuật gắn bó lúc cho bú.

Tình trạng của bé yêu lúc vừa chào đời: Thang điểm Aggar.

Thang điểm Aggar là thang điểm đánh giá nhịp tim, thở, cơ, phản ứng với kích thích và màu da của bé. Mỗi tiêu chí sẽ được cho điểm từ 0 đến 2.

Khi nào thì em bé nhận được điểm Aggar

  • Ngay khi chào đời.
  • Một phút sau khi chào đời.
  • Năm phút sau khi chào đời.

 

Nếu điểm Aggar của bé dưới mức 7 năm phút sau khi chào đời, bác sĩ và hộ sinh sẽ tiếp tục chấm điểm Aggar cho bé mỗi 5 phút một lần cho đến khi điểm Aggar của bé đạt 7 trở lên.

Tại sao em bé cần có điểm Aggar

Điểm Aggar đánh giá quá trình chuyển đổi của bé từ trong bụng mẹ ra với thế giới bên ngoài. Nó giúp cho bác sĩ và hộ sinh đánh giá được liệu em bé có cần được trợ giúp y tế ngay sau khi sinh. Thang điểm này không dùng để chuẩn đoán bất kỳ bệnh cụ thể nào hoặc cho biết con bạn có cần phục hồi sau sinh không. 

Điều gì xảy ra khi bác sĩ hoặc hộ lý thực hiện đo thang điểm Aggar

Bác sĩ hoặc cô hộ sinh sẽ kiểm tra thang điểm Aggar trong vòng 30 giây đầu tiên khi em bé chào đời.

 

Nếu em bé thở ngay sau khi chào đời, nhịp tim trên 100 và có thể cử động tay chân, bé sẽ nhận được điểm Aggar từ 7 đến 10. Đừng lo lắng quá nếu bé con của bạn không được 10 điểm. Rất nhiều em bé cần tới 10 phút sau khi chào đời da dẻ mới dần hồng hào lên, do đó bé không thể nhận được 2 điểm về màu da ở năm phút đầu tiên.

Nếu em bé thở không đúng cách, nhịp tim thấp (dưới 100) hoặc tay chân rũ xuống, bé sẽ nhận được điểm Aggar từ 4 đến 7. Bé có thể được đưa tới lồng ấp, nơi mà nhân viên y tế sẽ quyết định bé có cần được trợ giúp về mặt y tế không. Bác sĩ hoặc hộ sinh sẽ cung cấp cho bé oxy thông qua một thiết bị thở đặc biệt và mặt nạ cho đến khi em bé có thể tự thở được.

Nếu em bé cần trợ giúp mới thở được, và giữ vững nhịp tim và vòng tuần hoàn, bé yêu sẽ nhận mức Aggar dưới điểm 4.  Bé có thể được cung cấp thêm oxy. Một số bé cần đến ống thở. Rất ít bé (khoảng 3 trên 1000 bé) cần biện pháp hồi sức chủ động hơn như CPR hay thuốc.

Nếu em bé cần nhiều biện pháp hồi sức sau khi chào đời và có điểm Aggar thấp kể từ phút thứ 5 trở đi, bé sẽ được đưa đến khoa chăm sóc sơ sinh (NICU) để theo dõi và đánh giá thêm. Điểm Aggar được báo cáo trong sổ tay theo dõi sức khỏe và sự trưởng thành của bé.

Có rất ít bé cần đến phương pháp hồi sức hoặc hỗ trợ thở. Đa số các bé phản ứng rất nhanh với các tác động đơn giản, ví dụ như việc lau khô bé hoặc kích thích bé.

Kiểm tra và thuốc men trong 24 giờ đầu tiên

Trong 1 tiếng đầu tiên, hộ sinh sẽ gắn 2 bảng tên bên người bé để đảm bảo mọi người biết bé là con ai.

Thỉnh thoảng bé sẽ được cân trong vài giờ đầu tiên sau khi chào đời. Khi cân bé, hộ sinh sẽ thực hiện một bài kiểm tra thể chất ngắn. Sau khi cân bé, hộ sinh sẽ mặc cho bé cái tã đầu tiên.

Hộ sinh sẽ ghi lại lần đầu bé đi ị và đi tè. Điều này thường xảy ra trong vòng 24 tiếng đầu tiên sau khi chào đời.

Bạn sẽ được xin ý kiến về việc có cho phép con bạn được tiêm một hoặc hai mũi tiêm vào đùi ngay khi chào đời, hoặc vài giờ sau đó. Các mũi tiêm là:

  • Vitamin K – giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu do thiếu vitamin K (‘bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh’)
  • Tiêm chủng viêm gan B – đây là loại tiêm chủng duy nhất được yêu cầu khi bé chào đời, và được đưa ra như một phần của chương trình tiêm chủng đại trà của Úc.

Bạn có thể thảo luận về việc quá trình này với hộ sinh, bác sĩ phụ sản vào buổi khám thai gần với ngày lâm bồn nhất.

Trong vòng 48 đến 72 giờ sau khi bé chào đời, bạn sẽ được hỏi ý kiến về việc kiểm tra máu cho bé để xét nghiệm những dấu hiệu rối loạn và bệnh trạng hiếm. Trong những ngày đầu, em bé của bạn cũng sẽ được kiểm tra để phát hiện chứng trật khớp háng bẩm sinh (hay còn gọi là loạn sản khớp háng) và sàng lọc khiếm thính.

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *