Những dấu hiệu nguy hiểm trong tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu cần chú ý

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2020

Những dấu hiệu nguy hiểm trong tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu cần chú ý

Vì vậy, bố mẹ nên tìm hiểu kĩ những dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra ở ba tháng cuối cùng khi mang thai để có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Tiểu đường thai kỳ, mẹ cần khám ngay khi đến tam cá nguyệt thứ 3

Tiểu đường thai kỳ có gì nguy hiểm?

Tăng đường huyết thường xảy ra vào thời điểm tuần thứ 24-28 thai kỳ và biến mất sau khi em bé được sinh ra. Tuy nhiên, nếu bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị, mẹ bầu và thai nhi có thể gặp vào các biến chứng. Thậm chí, sau sinh mẹ bầu có nguy cơ bị đái tháo đường thực sự.

Thông thường, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ít có triệu chứng, chủ yếu được phát hiện trong những lần khám thai định kỳ bằng nghiệm pháp tăng đường huyết. Do vậy, đầu tam cá nguyệt thứ 3 thì các thai phụ đều phải làm xét nghiệm đường huyết để xác định nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Những dấu hiệu nguy hiểm trong tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu cần chú ý

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh phổ biến của chị em ở những tháng cuối thai kỳ

Nguy cơ của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và bé:

  • Tăng nguy cơ tiền sản giật- sản giật 4 lần.
  • Thai to dễ gây sang chấn lúc sinh như: trật khớp vai, gãy xương đòn,…
  • Băng huyết sau sinh.
  • Tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn và những nguy cơ do phẫu thuật tăng.
  • Đa ối: đây là tình trạng có nhiều nước ối làm cho các sản phụ rất khó chịu hoặc đau nhiều trước khi đẻ. Thậm chí, đa ối sẽ khiến mẹ bầu sinh non hoặc vỡ ối gây nguy hiểm tới cả mẹ lẫn con.
  • Gia tăng tỉ lệ dị tật thai nhi: mẹ bầu không kiểm soát tốt đường huyết, thai nhi có nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh. Các dị tật có thể gặp ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh và phổ biến nhất là các bị tật tim mạch như thông liên nhĩ, thông liên nhất và đảo chỗ các mạch máu lớn,…
  • Suy hô hấp cấp do dự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao.
  • Rối loạn chuyển hóa như hạ canxi huyết, hạ đường huyết.
  • Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2-5 lần.

Vỡ ối non, dấu hiệu nguy hiểm bậc nhất

Túi ối là môi trường để thai nhi hấp thụ dinh dưỡng, giữ nhiệt độ cơ thể và bảo vệ bé trước các tác động từ bên ngoài. Nếu vì một nguyên nhân nào đó, túi ối bị vỡ trước khi thai được 37 tuần, hiện tượng này gọi là vỡ ối non.

Các nguyên nhân gây ra vỡ ối non như: ngôi thai bất thường, khung chậu hẹp, nhau tiền đạo, đa thai, đa ối, hở eo tử cung, viêm màng ối do viêm nhiễm phụ khoa. Chấn thương do khám phụ khoa hoặc quan hệ tình dục trong ba tháng cuối không đúng cách, cũng có thể gây vỡ ối non.

Những dấu hiệu nguy hiểm trong tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu cần chú ý

5 "trạng thái cảm xúc" đặc trưng của ốm nghén khi mang thai
Ốm nghén khi mang thai vừa mừng vừa lo. Lo là bởi mẹ nghén không ăn được gì, con sẽ thiếu chất dinh dưỡng. Mừng vì nhờ những cơn ốm nghén mà mẹ có thể "lờ mờ" đoán được giới tính thai nhi.

Để phòng tránh vỡ ối sớm và sinh non, thai phụ nên khám thai định kỳ và kiêng quan hệ trong những tháng cuối của 40 tuần thai. Nếu phát hiện vỡ ối non, cần xử trí theo các hướng dẫn sau:

  • Theo dõi: nên dùng khăn giấy trắng, mềm, dai, không mùi để lau vùng kín từ trước ra sau khi đi vệ sinh. Nếu chất lỏng có màu vàng, mùi khai của nước tiểu, đó là do són tiểu.
  • Nếu phải thay quần lót khoảng 2 – 3 lần mà thấy vùng kín vẫn tiếp tục rỉ dịch nhiều, không mùi khai, có màu trắng trong hoặc hồng nhạt, nên đến bệnh viện ngay vì đây chính là dấu hiệu của rỉ ối.
  • Tại bệnh viện, làm theo hướng dẫn của bác sĩ và cần ăn uống vì sắp bước vào cuộc chuyển dạ mất nhiều sức.
  • Tuyệt đối không để có sự tiếp xúc tay vào bộ phận sinh dục. Không cho bất cứ vật gì vào âm đạo để tránh nhiễm trùng.
  • Chỉ dùng băng vệ sinh cho sản phụ và thay sau mỗi vài giờ.
  • Uống nhiều nước hơn để bù nước ối đã mất.
  • Trong thời gian này, chú ý theo dõi thai máy có đều không. Nếu không, hãy gọi nhân viên y tá ngay.

Tiền sản giật, nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Tiền sản giật là một chứng bệnh nghiêm trọng trong thời kỳ thai nghén, thường gặp nhất ở ba tháng cuối thai kỳ.

Đây là nguyên nhân của nhiều tai biến sản khoa nguy hiểm như đẻ non, thai chết lưu, nhau bong non, HELLP (hội chứng thiếu máu tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu) đe dọa tính mạng cả thai phụ và thai nhi.

Để đề phòng những tai biến nguy hiểm như trên, tất cả thai phụ đến khám tại bệnh viện đều được các bác sĩ theo dõi tiền sản giật bằng cách kiểm tra huyết áp và làm xét nghiệm protein trong nước tiểu.

Những dấu hiệu nguy hiểm trong tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu cần chú ý

Tiền sản giật rất nguy hiểm mẹ bầu cần đề phòng

Đặc biệt, các xét nghiệm máu hiện đại cho phép phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật ở 20 tuần tuổi thai. Kết quả các chỉ số này sẽ giúp dự đoán nguy cơ gây tiền sản giật.

Từ đó các bác sĩ kịp thời đưa ra các phương hướng theo dõi và điều trị thích hợp trong thai kỳ nhằm làm giảm gánh nặng cho người bệnh.

Triệu chứng của tiền sản giật gồm: phù phần dưới cơ thể, tay, mặt… Ngoài ra còn: đau đầu, mắt mờ, đau phần bụng bên phải.

Những dấu hiệu nguy hiểm khác cần chú ý

Chuyển dạ sớm

Chuyển dạ trước 37 tuần được gọi là chuyển dạ sớm. Chuyển dạ sớm thường xảy ra nhiều hơn với những thai phụ đã có tiền sử chuyển dạ sớm, hoặc đang có song thai (đa thai) hoặc bị nhiễm trùng đường tiểu.

Dấu hiệu của chuyển dạ sớm bao gồm: vùng âm đạo bị đè xuống, đau vùng lưng dưới, đi tiểu thường xuyên, tiêu chảy, dịch âm đạo ra nhiều hơn, đau cứng vùng bụng dưới.

Thai chậm phát triển trong tử cung – IUGR

Nguyên nhân có thể do mẹ bị tăng huyết áp khiến không thể cung cấp đủ lượng oxi và dinh dưỡng khi mang thai. Các nguyên nhân khác: thiếu máu, suy dinh dưỡng, tiểu đường nặng và 1 số bệnh mãn tính khác.

Thai chậm phát triển trong tử cung – IUGR có thể phát hiện thông qua siêu âm và tính toán cân nặng thai nhi.

Tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm

Ba tháng cuối thai kỳ mẹ chỉ cần tăng thêm 6-7kg, việc tăng cân quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Nếu tăng ít, thai nhi dễ gặp tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển.

Tuy nhiên khi mẹ tăng quá nhiều thì rất có thể bị béo phì, dẫn tới mắc tiểu đường và các bệnh lý khác, tác động xấu đến quá trình sinh nở.

Những dấu hiệu nguy hiểm trong tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu cần chú ý

Tăng cân bất thường vào những tháng cuối thai kỳ không tốt cho mẹ bầu

Quá ngày dự sinh

Nguyên nhân của việc mang thai quá ngày dự sinh vẫn chưa được khẳng định nhưng thường không nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên với thai nhi thì có. Vì nhau thai chỉ hoạt động hiệu quả trong 40 tuần, tức là chỉ đủ sức cung cấp oxi và dinh dưỡng cho thai nhi trong khoảng thời gian đó.

Sau 41 tuần thì nhau thai làm việc kém hiệu quả hơn và có thể dẫn đến sự giảm nước ối, giảm lượng oxi cung cấp cho thai nhi. Nguy cơ đột tử của thai nhi tăng lên khi mẹ mang thai quá ngày dự sinh.

Do vậy, khi được 41 tuần thai, thai phụ cần kiểm tra nhịp tim của thai nhi và lượng nước ối thường xuyên.

Ngôi thai bất thường

Vào khoảng tháng thứ 9 thì hầy hết các bé sẽ “vào vị trí” để chuẩn bị chào đời. Khoảng 3% thai nhi ở vào ngôi thai ngược (mông hoặc chân nằm dưới).

Ngôi thai tốt nhất, an toàn nhất là thai ngôi đầu. Nếu ngôi thai ngược thì sẽ có khả năng sinh mổ cao hoặc phải ngoại xoay thai.

Những dấu hiệu nguy hiểm trong tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu cần chú ý

Quả mãng cầu xiêm với bà bầu thực sự có lợi hay hại, mẹ cần tìm hiểu ngay!
Mãng cầu xiêm là loại trái cây nổi tiếng, gắn liền với mảnh đất Nam Bộ. Loại trái cây này hữu hiệu trong việc giữ gìn vóc dáng, chăm chút làn da. Vì thế, hầu hết phụ nữ đều thích mãng cầu xiêm. Tuy nhiên, theo ý kiến từ các bác sĩ, mãng cầu xiêm với bà bầu không phải là đôi bạn tri kỉ.

Ngoài ra, nếu mẹ gặp bất kỳ dấu hiệu hay tình trạng nào dưới đây thì cần đi khám để đảm bảo không có gì nguy hiểm:

  • Mắt mờ, thấy sáng lóa, có thể bị đau đầu hoặc không
  • Đau vùng bắp chân hoặc dưới đầu gối
  • Đi tiểu buốt hoặc đi tiểu nhiều một cách bất thường
  • Sốt cao liên tục quá 24 giờ
  • Đau liên tục vùng bụng dưới
  • Chảy máu âm đạo
  • Bị chấn thương vùng bụng
  • Đột ngột bị phù nặng ở tay, chân, mặt
  • Rát hoặc phồng rộp ở cơ quan sinh dục
  • Có những triệu chứng bị nấm âm đạo như: đua rát, ngứa, nóng, dịch chảy nhiều bất thường
  • Bị tai nạn xe cộ
  • Đau đầu nặng hoặc khó nhìn
  • Chảy dịch từ âm đạo liên tục
  • Thai nhi không cử động trong 24 tiếng đồng hồ liên tục (áp dụng với thai nhi sau 20 tuần) hoặc ít cử động
  • Nhiều hơn 5 cơn gò tử cung trong vòng 1 giờ (áp dụng với thai nhi trước 36 tuần)
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài quá 24 tiếng.
  • Chóng mặt thường xuyên, tim đập nhanh
  • Khó thở, ho ra máu hoặc đau ngực
  • Có những triệu chứng cảm cúm. Cần đi khám ngay khi có triệu chứng cảm cúm H1N1
  • Bị trầm cảm nặng với các triệu chứng như: buồn bã, tuyệt vọng, lo lắng, không thể làm những việc thường ngày, có suy nghĩ tự làm tổn thương bản thân,…

Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi hoàn thiện trước khi chào đời. Nếu người mẹ bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nên giai đoạn này. Vì thế bên cạnh quan tâm sức khỏe, mẹ bầu cần  mẹ chú ý ăn đúng cách để thai nhi tăng cân, không bị suy dinh dưỡng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *