Quá trình hình thành thai nhi: Mẹ đã biết rõ?

shape

31 Dec

Cha Mẹ TốtDec 31, 2020

Quá trình hình thành thai nhi: Mẹ đã biết rõ?

Sinh con là điều kỳ diệu của tạo hóa, lúc trước khi khoa học chưa phát triển thì dường như quá trình hình thành thai nhi vẫn là một điều bí ẩn. Ngày nay, các mẹ bầu có thể dễ dàng biết được sự phát triển của bé quá các thiết bị siêu âm. Nhưng để hiểu rõ hơn bé đang làm gì trong suốt 9 tháng 10 ngày này, mẹ đừng bỏ lỡ bài viết sau nhé!

Quá trình hình thành thai nhi: Mẹ đã biết rõ?

Quá trình hình thành thai nhi được các chuyên gia chia làm 3 giai đoạn: Thụ thai, phôi thai và giai đoạn bào thai

1/ Giai đoạn thụ thai: Diễn ra trong 2 tuần đầu của thai kỳ

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của một thai kỳ bởi nó quyết định sự thụ tinh có thành công hay không. Trong tuần đầu tiên sau khi trứng đã được thụ tinh sẽ thực hiện quá trình nhân đôi và cứ khoảng 30 tiếng lại xảy ra một lần. Hiện tượng này tiếp diễn không ngừng nghỉ trong suốt quãng đường đi từ vòi trứng đến tử cung của mẹ. Sau khi đã bám vào thành tử cung, nhau thai bắt đầu được hình thành và đây cũng là nơi nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ.

Nhằm đạt chất lượng thụ thai tốt, trong giai đoạn này cả bố và mẹ đều phải giữ cho tinh thần thoải mái, ăn uống có khoa học. Đặc biệt không sử dụng các chất kích thích để đảm bảo tinh trùng và trứng được khỏe mạnh. Đây là nền tảng để giúp em bé được hình thành và phát triển tốt hơn, mạnh khỏe hơn.

 2/ Giai đoạn phôi thai: Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8

Tại thời điểm này phôi thai có kích thước chỉ khoảng 1,5cm nhưng xương sống và hệ thống thần kinh nguyên thủy đã dần được hình thành. Đặc biệt, khi được 8 tuần tuổi thai nhi đã có tim thai và bắt đầu hoạt động, hệ thần kinh cũng như não bộ phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó mí mắt, đôi tai, ngón tay, ngón chân cũng đang được định hình, các cơ quan nội tạng phát triển mạnh mẽ. Quá trình hình thành thai nhi trong giai đoạn này được xem là quan trọng nhất khi hầu như các bộ phận đã đầy đủ.

Tuy nhiên, vì đây là giai đoạn khá nhạy cảm và khả năng sảy thai rất cao nên mẹ bầu cần hết sức cẩn thận. Luôn giữ tinh thần thoải mái và ổn định, tránh các hoạt động lao động nặng, tuyệt đối không dùng chất kích thích vì có thể tác động xấu đến thai nhi. Đặc biệt cần tránh xa các bức xạ, khi uống thuốc điều trị bệnh phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Quá trình hình thành thai nhi: Mẹ đã biết rõ?

Cách ăn chuẩn theo sự phát triển của thai nhi
Ở từng giai đoạn của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi sẽ được đánh dấu bởi những cột mốc phát triển khác nhau, và cũng vì vậy mà nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu cũng thay đổi theo. Ăn gì và ăn như thế nào để con phát triển tối đa? Cập nhật ngay kẻo lỡ!

3/ Giai đoạn bào thai: Bắt đầu từ tuần thứ 9 đến cuối thai kỳ

Khi được 9 tuần tuổi đầu thai nhi đã có trán, mầm răng đã được định vị, thân hình bắt đầu thẳng, phần đuôi “nòng nọc” không còn. Tuy nhiên các bộ phận tai, mũi, môi và xương vẫn còn sơ khai để tạo nên khuôn mặt của thai nhi. Quan trọng hơn, tim đã hình thành 4 ngăn hoàn chỉnh và có nhịp đập khoảng 180 lần/phút nhanh gấp 4 lần người trưởng thành.

Trong tuần thứ 10 bé đã có tạo hình hoàn chỉnh gồm cằm, trán cao và chóp mũi, đôi mắt cũng phát triển nhưng vẫn nhắm chặt. Tay và chân bắt đầu cử động, các ngón tay, ngón chân được định hình, móng cũng mọc dài ra. Khi này tim của bé đã bắt đầu bơm máu đi nuôi khắp cơ thể. Cơ quan sinh dục được cũng dần xuất hiện.

Tuần thứ 11, 12 mẹ bầu đã có thể ngắm nhìn con yêu của mình lần đầu tiên bằng hình ảnh siêu âm. Mẹ có thể yên tâm hơn vì mọi đe dọa sẩy thai sớm đã được giảm thiểu.

Từ tuần thứ 13-16 em bé đã có ngón tay và dấu vân tay, ngón chân, mặc dù chưa mở được nhưng mắt đã có nhạy cảm với ánh sáng. Xương nhỏ ở tai trở nên cứng hơn và có thể nghe được tiếng động.

Thai nhi từ 17-20 tuần tuổi nặng gần 300 gram và dài khoảng 15cm, bé đã biết mút ngón tay, ngáp hay nhăn mặt. Bên cạnh đó, bé đã có thể hấp thu canxi và mọc những chiếc răng sữa đầu tiên vì vậy mẹ bầu cần tích cực bổ sung nhiều canxi hơn.

Trong tuần 21-24 bé đã biết phản ứng lại với âm thanh bằng cách cử động hoặc tăng nhịp tim. Quá trình hình thành thai nhi hoàn thiện hơn với sự xuất hiện của các giác quan cũng như vị giác khi bé được 22 tuần tuổi. Đặc biệt, thời gian này mắt của thai nhi đã bắt đầu mở.

Đến tuần thai thứ 25-28 tất cả các bộ phận của cơ thể đã hoàn chỉnh và đây là giai đoạn phát triển mạnh về chiều cao cũng như cân nặng. Vì thế mẹ nên lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, da của bé không còn trong suốt mà trở nên đục hơn và giống với da khi bé được sinh ra. Thời gian này người mẹ cũng cần đi khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi có khỏe mạnh hay không.

Bước sang tuần 29-32 đôi khi mẹ cảm nhận được các cơn co dạ con, những cơn co này thường không gây đau. Tuy nhiên, nếu bị đau mẹ cần đến khám bác sĩ vì có thể đây là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Trong tuần thứ 31, 32 thai nhi đã có thể nhìn và phân biệt được sáng, tối. Bên cạnh đó, não của bé phát triển khá lớn với lớp chất béo bảo vệ bao bọc các sợi thần kinh.

Thai nhi từ 33-36 tuần tuổi đã có hình dáng hoàn chỉnh, phần đầu phát triển cân đối với thân hình. Mắt của bé giờ đây đã có thể khép mở liên tục và rất nhạy cảm với ánh sáng bên ngoài bụng mẹ. Lúc này người mẹ có cảm giác ăn no nhanh hơn do bào thai chèn ép dạ dày vì vậy, mẹ nên ăn thành nhiều bữa bất cứ khi nào thấy đói.

Tuần thứ 37-40 là thời điểm cuối cùng để bé tập trung tăng trưởng trọng lượng của cơ thể. Đồng thời mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý cho sự chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thời gian này.

Quá trình hình thành thai nhi: Mẹ đã biết rõ?

Làm gì khi thai 40 tuần chưa chuyển dạ?
Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần, nhưng không ít mẹ thai 40 tuần chưa chuyển dạ. Hiện tượng này bình thường hay tiềm ẩn rủi ro nào đó?

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *