Ra máu bao lâu thì sinh: Còn phụ thuộc dấu hiệu đi kèm

shape

31 Dec

Martin NguyenDec 31, 2020

Ra máu bao lâu thì sinh: Còn phụ thuộc dấu hiệu đi kèm

Hiện tượng máu báo sắp sinh màu nâu thường khiến nhiều mẹ lo lắng cuồng cuồng vào bệnh viện vì tưởng… sắp đẻ đến nơi rồi. Nhưng thực chất đây chỉ là dấu hiệu của giai đoạn đầu chuyển dạ, mẹ vẫn cần chời tiêm một số triệu chứng khác.

3 giai đoạn của quá trình chuyển dạ

Quá trình sinh con gồm có 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn thứ nhất là khi cổ tử cung (là vùng cơ giữa tử cung và âm đạo) giãn rộng ra
  • Giai đoạn thứ hai (đẻ) bắt đầu khi đứa trẻ được đẩy ra khỏi tử cung, đi qua cổ tử cung, qua âm đạo và ra ngoài
  • Trong giai đoạn cuối, nhau thai được đưa ra ngoài.

Đây là những giai đoạn có trên giấy tờ nhưng thực tế không phải mẹ bầu nào cũng có những dấu hiệu chuyển dạ giống nhau. Mỗi người sẽ có những trải nghiệm sinh đẻ riêng.

Ra máu bao lâu thì sinh: Còn phụ thuộc dấu hiệu đi kèm

Ra máu là báo hiệu sắp sinh nhưng không cần tới bệnh viện quá vội vã

Trừ trường hợp mẹ bầu có những dấu hiệu đặc biệt sau thì cần vào viện ngay, càng sớm càng tốt:

  • Các cơn đau xuất hiện cách nhau dưới 5 phút.
  • Vỡ ối hoặc ra máu tươi
  • Cần sự giúp đỡ của chuyên gia y tế để chống chọi với những cơn đau.

Ra máu cá chuyển dạ là như thế nào?

Trong những tuần cuối của 40 tuần thai, bỗng một buổi sáng thức giấc, bạn thấy quần lót xuất hiện vệt màu hồng, cái này dân gian hay gọi là “hồng hồng máu cá” thì đây chính là dấu hiệu cho thấy ngày lên bàn đẻ đã cận kề. Không có gì phải lo lắng trừ khi bạn ra máu nhiều đến mức phải đóng băng vệ sinh thì mới cần đến ngay bệnh viện.

Ra máu cá hay huyết hồng là một trong những dấu hiệu báo sinh rõ ràng nhất mà mẹ nào cũng cần biết. Vấn đề sau khi ra huyết hồng mấy ngày thì sinh là một điều mà các mẹ và đặc biệt là mẹ mới lần đầu mang thai vô cùng quan tâm.

Có một điều chắc chắn là khi xuất hiện huyết hồng mẹ bầu sẽ không chuyển dạ ngay trong ngày hoặc thậm chí là trong tuần. Mẹ cần nhớ rằng không phải chỉ khi chuyển dạ thì huyết hồng mới xuất hiện, chúng xuất hiện rải rác khi có sự giãn mở tử cung của mẹ bầu. Điều này có thể xảy ra trước vài ngày hay thậm chí vài tuần trước ngày sinh.

Ra máu báo sắp sinh có nhiều không?

Hầu hết các trường hợp máu báo sắp sinh không ra quá nhiều. Chỉ 1-2 giọt máu ra cùng với chất nhầy cổ tử cung. Tùy cơ địa từng người, máu báo sẽ có màu đỏ tươi, màu hồng nhẹ hoặc có trường hợp máu báo sắp sinh màu nâu.

Máu báo thường xuất hiện 1 tuần trước khi sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp máu báo xuất hiện trước khi sinh 1 ngày, hoặc xuất hiện trong lúc sinh con. Những trường hợp ra máu báo nhưng không đau bụng, mẹ bầu vẫn có thể bình tĩnh, chưa cần đến bệnh viện ngay.

Máu báo chỉ là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đang giãn nỡ, chuẩn bị sẵn sàng cho sự chào đời của bé. Chuyển dạ chỉ thực sự xảy ra khi các cơn co thắt tử cung xuất hiện thường xuyên, theo nhịp điệu nhất định, hoặc trường hợp vỡ nước ối.

Nếu lượng máu ra nhiều hơn, thấm ướt băng vệ sinh trong vòng 1-3 giờ, bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra ngay. Những trường hợp ra máu gây choáng, ngất, da tái xanh cần được cấp cứu ngay lập tức.

Ra máu cá nhưng không thấy đau bụng

Nhiều thai phụ cũng tức tốc vào viện khi thấy ra máu báo – vệt dịch màu hồng. Điều này là không cần thiết nếu dấu hiệu này không đi kèm theo cơn đau đặc trưng của chuyển dạ. Nhiều người có máu báo vẫn phải đợi đến mấy ngày.

Ra máu bao lâu thì sinh: Còn phụ thuộc dấu hiệu đi kèm

Ra huyết cá đi kèm với cơn gò tử cung chắc chắn là đẻ tới nơi rồi

Thời điểm hợp lý để thai phụ nhập viện là khi cơn co tử cung xuất hiện 3 phút một lần (giới chuyên môn gọi là cơn co tần số 3, tức là 3 cơn trong 10 phút). Lúc này nếu bác sĩ khám sẽ bắt đầu thấy dấu hiệu cổ tử cung mở khoảng 2 cm.

Chắc chắn mẹ bầu sẽ không sợ bị đẻ rơi nếu đợi đến lúc này mới đến bệnh viện, bởi thời gian từ lúc có dấu hiệu chuyển dạ đến lúc em bé ra đời thường khá dài, trung bình 8-16 tiếng. Những người sinh con so thường chuyển dạ lâu hơn con rạ.

Những trường hợp ra máu báo trong thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, hiện tượng dịch nhầy có lẫn chút máu hồng có thể xuất hiện trong một số trường hợp:

  • Sau khi khám phụ khoa hoặc sau khi giao hợp.
  • Những tháng cuối mang thai, cổ tử cung bắt đầu mỏng và giãn dần khiến các mạch máu ở đây bị rách và chảy máu vào dịch nhầy.
  • Bị vỡ ối chuẩn bị cuộc sinh, lúc này nước ối và dịch nhầy hòa vào nhau, không còn màu trong suốt.
  • Khi chuyển dạ và rặn đẻ các dịch nhầy này sẽ thoát ra ngoài khi cổ tử cung mở.

Ra máu bao lâu thì sinh: Còn phụ thuộc dấu hiệu đi kèm

Đố mẹ biết, một ngày trước khi chào đời trẻ muốn làm gì?
Một ngày trước khi chào đời, bé cưng thoải mái vung tay múa chân theo sở thích còn mẹ bắt đầu đối mặt với những khổ sở của cơn gò chuyển dạ. Con yêu đã rất sẵn sàng gặp mặt cả gia đình rồi đó mẹ!

Ra máu bao lâu thì sinh không quan trọng bằng ra báu đi kèm với những dấu hiệu nào. Chỉ khi có những dấu hiệu đi kèm khiến mẹ cảm thấy cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế mới cần tới bệnh viện ngay, còn không cứ thư thả nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *