Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 10

shape
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 10

01 Jan

Julia PhạmJan 01, 2021

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 10

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 10

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 9

Bé đã dài 3cm vào tuần thứ 9 của thai kỳ và đang chuyển sang giai đoạn bào thai. Cơ thể của mẹ đã có một ít thay đổi. Bạn phải mua một ít đồ mới và có những phương pháp chống lại những cơn ốm nghén khó chịu.

 

Những cơn ốm nghén vẫn đang làm phiền mẹ mỗi ngày ở tuần thai thứ 10 đúng không nào? Ngoài chuyện buồn nôn khó ưa thì ốm nghén cũng mang đến nhiều trải nghiệm thú vị làm quà. Cụ thể như chuyện ăn được những món ăn mẹ từng ghét cay ghét đắng chẳng hạn.

Hãy cứ ăn khi thèm mẹ nhé! Đây cũng là thời điểm ông xã mang bầu cùng vợ đó. Mẹ có thể nhờ ba đi mua đồ ăn đêm khuya hay sáng sớm tinh mơ, ông bố nào cũng sẵn lòng vì thiên thần nhỏ đang đói mà. Mẹ nhớ mang theo chút đồ ăn vặt khi đi ra ngoài.

Thai nhi phát triển như thế nào ở tuần thai thứ 10

mang-thai-09-thai-nhi-tuan-9
 

Thai 10 tuần tuổi, bé cưng đã dài khoảng 4cm và phát triển gần đầy đủ các bộ phận như một người trưởng thành. Rõ ràng hơn, mẹ có thể hình dung thai nhi lúc này như sau:

  • Tay bé sẽ sớm xòe ra và nắm lại thành nắm đấm. Móng đã được hình thành trên ngón tay và ngón chân.
  • Những chồi răng nhỏ đang bắt đầu xuất hiện dưới nướu và một số xương của bé đang bắt đầu cứng lại
  • Trán bắt đầu phồng lên cùng sự phát triển của bộ não
  • Thận, ruột, não và gan đang bắt đầu hoạt động theo đúng chức năng của chúng
  • Thai 10 tuần tuổi, tủy sống của bé bắt đầu sản sinh ra bạch cầu
  • Cũng trong tuần này, bé cưng đã có thể mút ngón tay cái
  • Lông mi sẽ phủ đầy đôi mắt bé nhờ vậy mắt bé được bảo vệ an toàn

Em bé sẽ vận động không ngừng khi bước vào tuần thai thứ 10. Bé có thể đá, trườn, vặn mình và xoay người. Mẹ đa phần đều không cảm nhận được vì bào thai còn khá nhỏ.

Những động tác co duỗi nhẹ nhàng của bé giống như múa ba lê trong nước. Bé sẽ thực hiện những động tác này thường xuyên hơn khi cơ thể bé lớn lên, phát triển và có nhiều chức năng hơn. Bạn sẽ không cảm nhận được những trò nhào lộn của bé trong một, hai tháng nữa cũng như những tiếng nấc xảy ra khi cơ hoành của bé hình thành.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 10

Ở tuần thứ 10, bé cưng có kích thước của 1 quả táo tàu

Những thay đổi của mẹ khi mang thai 10 tuần

Những tuần tuổi của tam cá nguyệt thứ nhất, tử cung của mẹ đã tăng gấp đôi kích thước. Từ kích thước của quả lê trước khi bạn có thai với kích thước của bưởi ngay bây giờ.

Cùng với sự phát triển của thai nhi, hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn một chút và chứng buồn nôn bắt đầu giảm dần. Nhưng có thể mẹ sẽ bị táo bón do sự thay đổi hormone, làm giảm khả năng tiêu hóa và chứng ợ nóng cũng do hormone, làm giãn van giữa dạ dày và thực quản của bạn. Đừng khó chịu, hãy nhớ rằng mẹ đang mang một điều kỳ diệu bên trong cơ thể.

Nếu để ý, mẹ sẽ thấy xuất hiện một đường sậm màu kéo dài từ vùng rốn đến vùng bụng dưới. Đây là dấu hiệu của mẹ có thai kỳ phát triển bình thường. Một tin vui cho mẹ là những cái mụn gây khó chịu sẽ sớm biến mất, nhường chỗ cho làn da sáng mịn rạng rỡ. Mẹ tha hồ lựa chọn những chiếc đầm bầu xinh xắn rồi nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 10

Hướng dẫn ông bố thay tã cho bé
Dù là bố hay là mẹ cũng nên thạo việc thay tã cho bé để giúp đỡ nhau khi cần thiết. Cùng thực hành thay tã cho bé cùng Marry Baby nhé.

 

Đừng lo lắng nếu bạn không thể ăn nhiều món bổ dưỡng hoặc chưa tăng cân do ốm nghén vì hầu hết phụ nữ chỉ tăng khoảng 1 hoặc 2kg trong 3 tháng đầu. Mẹ sẽ sớm thấy ngon miệng trở lại và bắt đầu tăng khoảng gần nửa ký mỗi tuần.

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 10

Mẹ nên tìm hiểu và đăng ký tham gia các lớp trải nghiệm tiền sản cùng bố. Rất nhiều thông tin hữu ích mẹ cần ghi nhớ và tóm lược để áp dụng trong quá trình mang thai và sinh con.

Cùng với đó, đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ tìm hiểu về nhiễm trùng trong thai kỳ. Một số tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai sẽ gây ra những nguy cơ nhất định cho cả mẹ và con. Cụ thể, mẹ có thể sảy thai, sinh non và em bé bị dị tật bẩm sinh. Phức tạp hơn, những loại thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng này còn có thể gây ra những tác dụng phụ rất nghiêm trọng, đặc biệt là với em bé.

Lời khuyên của một mẹ có kinh nghiệm: “Nếu đi khám bác sĩ, bạn nên đặt lịch hẹn trước và đến phòng khám lấy số trước từ sáng. Làm như thế bạn sẽ không phải mất thời gian chờ đợi lâu” – Mai Hương, 30 tuổi, TP.HCM cho biết.

Gợi ý cho tuần này:

Mẹ nên gặp gỡ các bà mẹ khác. Họ có thể cho lời khuyên, dành cho mẹ sự cảm thông và chia sẻ kinh nghiệm. Mẹ cũng có thể tìm được nhiều sự hỗ trợ từ bà ngoại đấy! Nếu không biết bắt đầu thế nào, mẹ có thể hỏi bà ngoại hoặc bạn bè về những kinh nghiệm khi họ mang thai.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 10

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 11
Trong tuần thai thứ 11, khuôn mặt của bé bắt đầu có hình dáng hoàn chỉnh: Mắt đã di chuyển từ hai bên vào giữa khuôn mặt và tai đã ở đúng vị trí. Mẹ bắt đầu gặp chứng ợ nóng và sẽ có đôi chút khó chịu

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *