Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 16

shape
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 16

03 Oct

Cha Mẹ TốtOct 03, 2022

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 16

Thai nhi 16 tuần xuất hiện một hành vi sẽ trở thành thói quen ở những đứa trẻ mới sinh ra, đó là mút ngón tay cái. Hệ tuần hoàn của thai nhi cũng đã sẵn sàng và có thể bắt đầu hoạt động.

1. Sự phát triển của thai nhi 16 tuần

Sự phát triển của thai nhi tuần 16 của thai kỳ (tương đương 14 tuần sau thụ tinh) đặc trưng bởi sự phát triển của các cơ ở khu vực lưng và xương sống, khiến đầu và cổ của thai nhi có thể ngẩng thẳng hơn nữa. Mắt của thai nhi có thể chuyển động từ từ, tai cũng bắt đầu những bước hoàn thiện cuối cùng, các xương nhỏ trong tai dần hoạt động giúp thai nhi có thể cảm nhận âm thanh từ bên ngoài.

Ngực thai phụ tiếp tục phát triển to lên

Tứ chi của thai nhi có khả năng chuyển động cùng nhau và có thể nhìn thấy trong quá trình siêu âm. Tuy nhiên những vận động này còn quá nhỏ nên thai phụ sẽ khó cảm nhận được (thai phụ chưa thấy dấu hiệu thai máy xuất hiện).

Thai nhi 16 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam dài bao nhiêu cm? Thai nhi ở tuần thứ 16 nặng khoảng 146 g (5.1 ounce) và dài khoảng 14.6 cm (5.7 inch).


 2. Sự thay đổi của cơ thể thai phụ khi mang thai 16 tuần

  • Ngực tiếp tục phát triển to lên: Đây là một hiện tượng hết sức bình thường, dù một số thai phụ sẽ cảm thấy hơi khó chịu;
  • Táo bón: bên cạnh các tác động từ nội tiết tố khi mang thai, tử cung tăng kích thước làm tăng áp lực lên đại tràng, khiến tình trạng táo bón có thể nặng hơn. Hãy uống đủ nước để làm giảm tình trạng này;
  • Tăng dịch tiết âm đạo: Dù dịch tiết âm đạo rất có ích đối với cơ thể, nhưng lại gây ra cho thai phụ cảm giác bất tiện;
  • Đau lưng: khi thai lớn dần, bụng mẹ bầu to lên khiến vùng lưng phải chịu áp lực nhiều hơn gây ra đau lưng. Tắm nước ấm bằng vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp mẹ giảm đau;
  • Chảy máu chân răng: Sau khi đánh răng một số thai phụ thấy mình bị chảy máu chân răng. Điều này hết sức bình thường bởi các nội tiết tố khi mang thai khiến nướu răng bị viêm và dễ chảy máu. Hãy chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn.
  • Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

3. Thai nhi 16 tuần cần làm xét nghiệm gì?

xet nghiem cho me bau mang thai 16 tuan

Thai phụ nên làm xét nghiệm sàng lọc triple test nếu 3 tháng đầu chưa sàng lọc double test, là một xét nghiệm máu để đo nồng độ một số chất, nhằm ước đoán khả năng thai nhi có mắc rối loạn di truyền hay không. Thời điểm làm xét nghiệm là giữa tuần thứ 14 và 22 của thai kỳ, nhưng để kết quả chính xác nhất nên tiến hành xét nghiệm ở tuần thứ 16 tới 18. Đặc biệt, 3 tháng giữa thai kỳ là thời kỳ phát triển mạnh của thai nhi. Thai phụ cần:

  • Tầm soát dị tật thai nhi toàn diện bằng kỹ thuật siêu âm 4D vượt trội.
  • Tầm soát tiểu đường thai kỳ, tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
  • Hiểu rõ dấu hiệu dọa sinh sớm (đặc biệt ở những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để được điều trị giữ thai kịp thời.
  • Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ, Vinmec cung cấp dịch vụ Thai sản trọn gói giúp theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé toàn diện, khám thai định kỳ với các bác sĩ Sản khoa, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, tầm soát quan trọng cho sản phụ, tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.

 

 

Nguồn tham khảo: webmd.com; mayoclinic.org
 

FAQs

Ở tuần thứ 16, thai nhi đã có kích thước bằng một quả chuối, khoảng 10-12 cm. Các cơ quan nội tạng tiếp tục phát triển và hoàn thiện, bao gồm tim, phổi, gan, thận, và ruột. Thai nhi cũng bắt đầu có những cử động nhẹ, nhưng mẹ bầu chưa thể cảm nhận được.

Thai nhi đã có thể nghe thấy âm thanh từ bên ngoài, đặc biệt là tiếng nói của mẹ.

Thai nhi đã có thể nhận biết ánh sáng, nhưng chưa thể nhìn rõ.

Thai nhi đang ngủ, thức dậy, cử động, nuốt, và thậm chí là mút ngón tay.

Một số mẹ bầu có thể cảm nhận được thai nhi cử động nhẹ ở tuần thứ 16, nhưng cũng có thể chưa cảm nhận được.

Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, và đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

Mẹ bầu có thể gặp phải một số vấn đề như ốm nghén, mệt mỏi, táo bón, đau lưng, đau ngực, và chuột rút.

Mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, và thông báo cho bác sĩ về bất kỳ vấn đề gì mà mình gặp phải.

Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của mẹ bầu, đo huyết áp, cân nặng, kiểm tra nước tiểu, và siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Ngoài những câu hỏi trên, mẹ bầu có thể đặt bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của mẹ bầu, và việc khám thai ở tuần thứ 16. Bác sĩ sẽ giải đáp mọi thắc mắc của mẹ bầu một cách chi tiết và cụ thể.

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.