Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 2

shape
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 2

02 Jan

Martin NguyenJan 02, 2021

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 2

Bước sang tuần thai thứ 2, mẹ cứ thoải mái tận hưởng niềm hân hoan có tin vui. Dù thai 2 tuần nhưng thời điểm này chưa phải lúc quá lo lắng về phôi thai của bạn bởi mất thêm một thời gian nữa thai nhi mới thực sự hình thành.

Cùng với sự phát triển của phôi thai, cơ thể người mẹ sẽ nhận thấy một vài dấu hiệu thay đổi phức tạp với não bộ và cơ quan sinh sản. Cảm giác không cụ thể nhưng cứ “bứt rứt khó chịu thế nào ấy”.

Mẹ tiến thêm một bước trong hành trình mang thai

Tuần này, cơ thể mẹ vẫn đang tích cực chuẩn bị để mang thai. Thời điểm hiện tại được xem là bước khởi đầu quan trọng cho sự phát triển của thai nhi sau này.

Dù bé vẫn chưa thực sự xuất hiện, những quả trứng của mẹ vẫn đang tiếp tục phát triển để kịp chín vào ngày rụng trứng. Có khoảng 150 quả trứng sắp chín, nhưng chỉ 1 trong số chúng đạt được sự hoàn hảo vào đúng thời điểm rụng trứng xảy ra. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, 1 trong 2 buồng trứng sẽ thực hiện trách nhiệm giải phóng trứng. Quả trứng có kích thước chưa đến 1/100cm nên chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 2

Một noãn chuẩn bị được phóng khỏi nang trứng

Dấu hiệu có thai sau 2 tuần dễ nhận biết

Những dấu hiệu khang khác so với bình tường ở tuần thai thứ 2 báo hiệu bạn đang có thai:

  • Tăng nhiệt độ cơ thể
  • Bầu vú sẽ cương, sưng, nhũ hoa có màu sậm
  • Chảy máu vùng âm đạo hoặc chuột rút
  • Buồn nôn, mệt mỏi ở tuần thai thứ 1
  • Tiểu nhiều hơn trong ngày
  • Que thử thai 2 vạch

Thai 2 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?

Việc biết chính xác thai nhi 2 tuần đã vào tử cung chưa sẽ giúp những người lần đầu làm mẹ yên tâm hơn. Theo lý thuyết, phải mất từ 7-10 ngày sau khi trứng gặp tinh trùng và làm tổ thì thai mới đi vào tử cung. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần, thể trạng của mẹ bầu có tốt hay không mới là điều kiện đủ quyết định thời điểm thai vào tử cung.

Vẫn có những trường hợp phải mất từ 12-14 ngày để thai tiến vào tử cung của mẹ. Bên cạnh đó, vì rất khó có thể xác định chính xác ngày rụng trứng, nên hầu hết các bác sĩ sản khoa sẽ tính tuổi thai nhi dựa trên ngày kinh cuối cùng, và cách tính này sẽ “xê xích” từ 1-2 tuần.

Có bầu 2 tuần có được quan hệ không?

Có thai 1 tuần, 2 tuần thậm chí tới gần ngày chuyển dạ mẹ vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường. Quan trọng là chọn tư thế quan hệ sao cho phù hợp với từng giai đoạn mang thai. “Chuyện ấy” khi mang thai không gây sảy thai mà còn mang lại những lợi ích tích cực cho cả mẹ và bé. Mẹ đạt khoái cảm, bé được ru ngủ êm ái.

Có thai tuần thứ 2 nên ăn gì?

Trong những tuần đầu mang thai, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống a-xít folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 2

Chế độ ăn của bà bầu giai đoạn mang thai sớm cần hết sức cẩn trọng

Mang thai 2 tuần siêu âm có thấy không?

Siêu âm ở thời điểm 1-2 tuần đầu khi mới mang thai là không nên, siêu âm quá sớm thì chưa thể biết chính xác bạn đã có thai hay chưa và thai ở tình trạng như thế nào. Kích thước thai nhi 2 tuần tuổi chưa thể hiện rõ ràng ngay cả khi siêu âm đầu dò. Mẹ nên đợi thêm khoảng vài tuần nữa, thời điểm lý tưởng nhất cho lần siêu âm đầu tiên là khoảng tuần thai thứ 7-10.

Có thai 2 tuần uống thuốc tây có sao không?

2 tuần đầu thai kỳ, nếu phôi thai vẫn còn đang lơ lửng di chuyển tới vòi trứng và chưa kịp vào tử cung thì thai nhi vẫn chưa chịu nhiều tác dụng của thuốc tây nếu chẳng may mẹ uống. Nhưng nếu thai đã làm tổ ở buồng tử cung thì sẽ có tác động không tốt. Để biết chính xác mức độ ảnh hưởng mẹ cần khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để xác định được tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai.

Mới mang thai có đau lưng không?

Đau lưng cũng là một trong những biểu hiện mang thai sớm nhất. Dây chằng ở lưng sẽ bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn để chuẩn bị sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của thai nhi. Điều này dẫn đến những cơn nhức mỏi dọc theo sống lưng và chúng thậm chí càng thêm khó chịu khi thai nhi lớn dần. Cảm giác đau lưng này khá giống với cảm giác trước mỗi kỳ kinh.

Tâm lý khi mới mang thai của bà bầu

Hồi hộp, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn…đó là những cảm xúc lẫn lộn của những người lần đầu làm mẹ. Niềm vui vỡ hòa, hạnh phúc tột cùng khi que thử thai báo hai vạch. Nhưng xen lẫn vào đó cũng là cảm giác lo sợ, băn khoăn không biết hành trình phía trước sẽ là sao.

Tâm lý bà bầu sẽ thoải mái hơn khi cảm nhận được sự chia sẻ của người chồng, của cha mẹ và họ hàng xung quanh. Khi cân bằng được cảm xúc, mẹ bầu sẽ có cảm giác háo hức với bản năng làm mẹ.

Mẹ cần chuẩn bị gì? 

Để chào đón thiên thần nhỏ theo cách hoàn hảo, không chỉ mẹ mà cả bố cũng phải chủ động và tích cực hơn trong tất cả mọi chuyện, từ việc ăn uống lành mạnh, từ bỏ những thói quen xấu cho đến việc lên kế hoạch hoàn hảo cho việc “yêu”.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 2

Quan hệ vào buổi sáng có tăng khả năng thụ thai?

Khả năng thụ thai có thể tăng cao hơn khi vợ chồng lựa chọn thời điểm quan hệ vào buổi sáng sớm là kinh nghiệm của nhiều chị em phụ nữ đã từng áp dụng.

 

Nên nhớ rằng, rụng trứng sẽ xảy ra ở khoảng 2 tuần trước ngày khởi đầu của chu kỳ kinh tiếp theo. Để dự đoán được thời điểm này, mẹ có thể dựa vào sự thay đổi của dịch âm đạo hoặc sự thay đổi của thân nhiệt. Một bộ công cụ dự đoán rụng trứng bán tại các nhà thuốc có thể sẽ rất cần thiết cho mẹ đấy!

Trong thời gian chờ đợi, mẹ nên giữ cho tinh thần thoải mái. Stress có thể làm chu kỳ kinh nguyệt mất đi sự đều đặn vốn có và ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng.

Những kiêng cử ở giai đoạn mang thai tuần thứ 2

Mặc dù tuần thứ 2 của thai kỳ chưa có nhiều thay đổi rõ rệt, nhưng đây là giai đoạn quan trọng để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi sau này. Vì vậy, việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số kiêng cử mà mẹ bầu nên lưu ý trong tuần thứ 2 của thai kỳ:

1. Kiêng các chất kích thích:

  • Rượu bia: Rượu bia có thể gây ra các dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai nhi nhẹ cân và các vấn đề sức khỏe khác.
  • Caffeine: Hạn chế tiêu thụ cà phê, trà và các đồ uống chứa caffeine khác vì chúng có thể gây mất nước và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2. Kiêng các loại thực phẩm không an toàn:

  • Thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín: Thịt tái, sushi, trứng sống, sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn gây hại cho mẹ và bé.
  • Thủy ngân: Hạn chế ăn các loại cá lớn như cá thu, cá kiếm, cá ngừ đại dương vì chúng có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Đồ ăn nhanh, đồ hộp, xúc xích, thịt nguội thường chứa nhiều muối, chất béo và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.

3. Kiêng các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định:

  • Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau có thể gây hại cho thai nhi.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sĩ kê đơn.
  • Thực phẩm chức năng: Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào.

4. Kiêng các hoạt động mạnh và nguy hiểm:

  • Các môn thể thao va chạm: Bóng đá, bóng rổ, võ thuật có thể gây chấn thương cho mẹ và bé.
  • Các hoạt động nặng nhọc: Mang vác nặng, leo trèo cao có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Lưu ý:

Tuần thứ 2 của thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, không phải từ ngày thụ thai.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi.

Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn!

Tổng hợp bởi: Cha Mẹ Tốt.

FAQs

  • Tuần thứ 2 của thai kỳ thực chất là tuần thứ 2 sau khi thụ thai, tức là tuần thứ 4 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Lúc này, thai nhi chỉ là một tế bào phôi nhỏ, chưa có hình dạng rõ ràng.Phôi thai bắt đầu phân chia và phát triển, tạo thành các lớp tế bào khác nhau.
  • Các tế bào này sẽ tiếp tục phát triển và biệt hóa thành các cơ quan và mô của thai nhi.

  • Thông thường, ở tuần thứ 2, mẹ bầu chưa có dấu hiệu mang thai rõ ràng.
  • Một số phụ nữ có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, hoặc thay đổi tâm trạng, nhưng những dấu hiệu này cũng có thể do các nguyên nhân khác.

  • Ở tuần thứ 2, việc chăm sóc thai nhi chủ yếu là chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu.
  • Mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tránh căng thẳng, lo lắng.
  • Nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, và các chất kích thích khác.

  • Ở tuần thứ 2, thai nhi chưa có giới tính rõ ràng.
  • Phải đợi đến tuần thứ 12-14 mới có thể biết giới tính của thai nhi bằng siêu âm.

  • Mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và tránh căng thẳng, lo lắng.
  • Nên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là axit folic.
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe cho mình và thai nhi.

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.