Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 30

shape
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 30

01 Jan

Cha Mẹ TốtJan 01, 2021

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 30

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 30

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 29
Tuần thai thứ 29, bé tiếp tục phát triển thị lực và đã đạt trọng lượng 1,4 kg. Những triệu chứng khó chịu như phù chân, mệt mỏi và thay đổi hormone có thể làm mẹ khó kiểm soát cảm xúc, cần chú ý trao đổi với bác sĩ để tránh bị “trầm cảm thai kỳ”

 

Sự phát triển của thai nhi
Ở tuần thai thứ 30, bé dài hơn 40,6cm, nặng khoảng 1,5kg cỡ bằng trái bí lớn và đang chuẩn bị tăng tốc phát triển. Bé đã có thể quay đầu từ bên này sang bên kia. Tay, chân và thân mình bắt đầu trở nên đầy đặn hơn do chất béo cần thiết đang bắt đầu tích tụ dưới da.

Bé có thể cũng ngọ nguậy nhiều, đạp và lộn nhào khiến bạn khó ngủ. Hãy tự nhủ: tất cả những hoạt động này cho thấy con bạn khỏe mạnh và lanh lợi.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 30

Thai 30 tuần tuổi đã dài bằng một trái bí ngòi lớn, với chiều dài khoảng 40 cm

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 30?
Nhiều phụ nữ thỉnh thoảng cảm thấy sự co bóp của tử cung trong giai đoạn sau của thai kỳ, gọi là các cơn co thắt Braxton Hicks. Thường những cơn co thắt kéo dài khoảng 30 giây, không đều đặn và không gây đau. Tuy vậy, cần lưu ý phân biệt với những cơn co thắt thường xuyên, kể cả không đau, có thể là dấu hiệu của sinh non.

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu mẹ bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào khác của sinh non như: tiết nhiều dịch âm đạo hoặc thay đổi dạng dịch; dịch trở nên loãng, giống nhầy hay có máu, kể cả nếu dịch có màu hồng hay chỉ thoáng có chút máu; đau bụng hoặc đau thắt như khi hành kinh, áp lực gia tăng ở vùng xương chậu hoặc đau lưng dưới, nhất là khi mẹ chưa từng bao giờ bị như vậy.

Nếu gần đây có sữa non rỉ ra, mẹ hãy cho vài miếng đệm vào trong áo ngực để giữ quần áo sạch. Nếu áo ngực hiện tại của mẹ quá chật, hãy chọn một chiếc áo ngực mới, loại dành cho con bú, lớn hơn 1 cỡ so với cúp ngực mẹ bây giờ. Khi bắt đầu có sữa, mẹ sẽ thấy lựa chọn này thật sáng suốt!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 30

Khi nào nên sinh con thứ hai?
Áp lực sinh con trai, con gái, lo lắng về khoảng cách giữa hai đứa trẻ hay đơn giản là chưa sẵn sàng cho chuyện sinh nở lần hai, làm bạn băn khoăn về việc hạ sinh thêm một thiên thần nữa. Vậy khi nào là thời điểm thích hợp? Đây chính là mối bận tâm không hề nhỏ chút nào với các mẹ một con. Tuy...

 

Nếu đang mang thai bé trai, ở tuần thai thứ 30 này, bố mẹ nên dành thời gian để nghĩ xem có nên cắt bao quy đầu cho con không. Hãy tìm hiểu thiệt hơn của việc này cũng như những thủ tục cần thiết từ bác sĩ.

Gợi ý cho tuần này:
Mẹ chưa cần phải sắp xếp ngay túi đồ đi sinh, nhưng có thể bắt đầu lên danh sách các thứ cần mang đến bệnh viện. Ngoài vài bộ quần áo và bàn chải đánh răng, mẹ còn nên mang theo:

  • Các món ăn nhẹ để duy trì năng lượng và kẹo cao su hoặc kẹo bạc hà để tránh hôi miệng.
  • Tất và dép lê thoải mái.
  • Chiếc gối yêu thích.
  • Một số sách báo giải trí
  • Áo ngủ và áo ngực loại cho con bú.
  • Quần áo để mặc cho bé khi được về nhà.
  • Một máy ảnh hoặc máy quay phim, pin mới, và phim hay thẻ nhớ mới nếu cần thiết.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 30

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 31
Tuần thứ 31 của quá trình mang thai bé đang mập lên 500g mỗi tuần để thích nghi cho lúc rời bụng mẹ sau này, tử cung lớn dần khiến mẹ di chuyển nặng nề và đau tức vùng lưng. Hãy chú ý theo dõi và gọi cho bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu sinh non nhé.

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *