Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 31
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 30
Thai nhi 30 tuần tuổi bé đã có thể quay đầu và cử động nhiều. Bạn đã có thể có sữa non và xuất hiện các cơn co thắt âm đạo. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ hoặc có bất kỳ dấu hiệu khác của sinh non.
Sự phát triển của thai nhi
Trong tuần thai thứ 31, bé nặng khoảng 1,7kg, dài khoảng 42,5cm và chiếm nhiều không gian trong tử cung. Mẹ đang tăng gần 500g mỗi tuần, và khoảng nửa số cân nặng ấy là của bé. Bé đang lớn lên để thích nghi sau khi rời bụng mẹ. Và trong vòng 7 tuần tới, bé sẽ tăng thêm số cân nặng bằng từ 1/3 đến 1/2 trọng lượng khi chào đời.
Bây giờ bé đã có móng chân, móng tay, tóc và lông tơ. Da của bé mềm và mịn do bé đang tròn trĩnh hơn.
Thai 31 tuần đã to bằng một trái thơm và chiếm gần hết không gian trong tử cung của mẹ
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 31?
Cùng với sự phát triển của thai nhi, lượng máu trong cơ thể mẹ đã tăng 40-50% từ khi bé bắt đầu hình thành đến nay. Tử cung đẩy lên gần cơ hoành và chèn vào dạ dày khiến mẹ có thể bị hụt hơi và ợ nóng. Để giảm khó chịu, hãy dựa gối cao khi ngủ và chia bữa ăn thành những bữa nhỏ thường xuyên hơn.
Làm đẹp khi mang thai ba tháng giữa
Con khỏe, nhưng mẹ vẫn phải tươi. Những băn khoăn kiểu liệu sauna, massage, nhuộm tóc có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khiến bạn chỉ muốn buông xuôi với vẻ ngoài đang dần xuống cấp của mình. Đừng bỏ cuộc nhanh vậy mẹ bầu nhé! Ở mỗi tam cá nguyệt, bạn đều có thể bỏ túi những mẹo làm đẹp sau để...
Khi thai lớn dần, mẹ có thể bị đau thắt lưng, nhớ báo ngay cho bác sĩ, đặc biệt nếu trước đây mẹ chưa từng bị đau thắt lưng, vì đó có thể là một dấu hiệu của sinh non.
Nếu không phải do sinh non thì chứng đau lưng là do tử cung đang lớn lên và những thay đổi hormone.
- Tử cung đang lớn lên làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, các cơ bụng căng ra và yếu đi, thay đổi tư thế và kéo căng vùng lưng gây đau tức.
- Những thay đổi hormone khi mang thai cũng làm lỏng các khớp và dây chằng nối khung xương chậu với xương sống có thể khiến mẹ bị mất cân bằng và cảm thấy đau khi đi lại, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, khi trở người trên giường, khi đứng dậy từ ghế thấp hay khi cúi, xách đồ.
Chia sẻ của mẹ có kinh nghiệm: Nhờ bố giúp đỡ “Khi mang thai tôi thấy rất khó ngủ. Cách duy nhất để ngủ được là khi tôi nằm dựa lưng vào chồng mình. Sự hỗ trợ của anh ấy và một cái gối giữa hai chân của tôi là điều tốt nhất”. chị Trâm, Quận 4, Tp.HCM cho biết.
Gợi ý cho tuần này:
Bắt đầu sắp xếp người giúp đỡ. Bạn bè và gia đình thường thích ghé thăm và giúp đỡ sau khi bé sinh ra, nhưng nhiều bà mẹ mới sinh quá bận rộn và không kịp chuẩn bị một ý tưởng để sắp xếp công việc cho mọi người. Vậy hãy chuẩn bị ngay từ bây giờ:
- Bất cứ ai đề nghị giúp đỡ mẹ trong những tuần lễ đầu sau khi sinh, hãy ghi lại tên và số điện thoại của họ.
- Chọn một người giúp mẹ thiết lập thời khóa biểu và sắp xếp, điều phối những sự giúp đỡ.
- Lập danh sách những món lặt vặt cần mua và giao cho một người bạn.
- Lên lịch và sắp xếp người chăm lo những đứa con lớn hơn (nếu có).
- Tìm một người giúp những việc vặt trong nhà.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 32
Khi thai 32 tuần, bé đã nặng khoảng 1,8kg và dài hơn 43cm, khung xương của bé cũng cứng cáp hơn. Mẹ có thể cảm thấy đau hay tê cứng ở các ngón tay, cổ tay và bàn tay do trữ nước, hãy nhớ thường xuyên duỗi tay khi nghỉ giải lao nhé!
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.