Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 34

shape
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 34

31 Dec

Martin NguyenDec 31, 2020

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 34

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi

Vào tuần thứ 34  trong quá trình phát triển thai kỳ bé đã dài hơn 46cm và nặng khoảng 2,4kg, cỡ một quả bí hồ lô.

Tử cung giờ đã không có nhiều chỗ để bé cử động và bé cũng không định nhào lộn thêm trong chiếc tổ mềm mại ấm cúng này, nhưng số lần bé đạp thì vẫn như cũ.

Thận của bé đã phát triển đầy đủ, gan của bé cũng có thể sản xuất chất thải. Hầu hết các phát triển về thể chất đều đã hoàn tất, bé sẽ dành vài tuần tiếp theo để tăng cân.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 34

Hình ảnh Thai 34 tuần: Em bé đã có thận, gan và to bằng một quả bí hồ lô

Cuộc sống của mẹ ở tuần thai thứ 34 thay đổi ra sao?

Tử cung, vốn nằm khuất hẳn bên trong xương chậu khi thụ thai, nay đã chạm đến khung xương sườn. Tử cung phồng lên chèn ép các cơ quan nội tạng khác là lý do mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn, có thể phải đối mặt với chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa. Chỉ một số ít những phụ nữ mang thai may mắn không phải vật lộn với những phiền toái này.

Sự phát triển của thai nhi đang đi đến giai đoạn quan trọng và mẹ sẽ bắt đầu phải đi khám hàng tuần. Trong khoảng thời gian từ bây giờ và tuần thai thứ 37, bác sĩ sẽ kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) trong âm đạo và ruột thẳng của mẹ.

GBS thường vô hại đối với người lớn, nhưng nếu đang tồn tại trong cơ thể mẹ và truyền sang cho bé trong quá trình sinh, GBS có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 34

Làm đẹp khi mang thai ba tháng đầu
Con khỏe, nhưng mẹ vẫn phải tươi. Những băn khoăn kiểu liệu sauna, massage, nhuộm tóc có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khiến bạn chỉ muốn buông xuôi với vẻ ngoài đang dần xuống cấp của mình. Đừng bỏ cuộc nhanh vậy mẹ bầu nhé! Ở mỗi tam cá nguyệt, bạn đều có thể bỏ túi những mẹo làm đẹp sau để...

 

 

Có đến khoảng 10-30% thai phụ có loại vi khuẩn này mà không biết nên việc kiểm tra này là rất quan trọng. Vi khuẩn tự đến và tự đi – đó là lý do vì sao mẹ không được kiểm tra trong giai đoạn trước của thai kỳ. Nếu có GBS, mẹ sẽ được cho uống kháng sinh IV trong quá trình sinh, có tác dụng giảm đáng kể nguy cơ bé bị nhiễm trùng.

Đây cũng là thời điểm tốt để mẹ lên kế hoạch sinh. Kế hoạch này cũng là điểm khởi đầu để thảo luận các mong muốn của mình với đội ngũ y tế. Sinh con là việc không thể đoán trước, rất có thể sẽ không theo kế hoạch đã định trước đến từng chi tiết, nhưng việc nghĩ trước về những lựa chọn của mình từ sớm và chia sẻ với bác sĩ sẽ giúp giảm đi nhiều lo lắng.

Gợi ý cho tuần thai thứ 34

Chuẩn bị thức ăn để ăn sau khi sinh. Nếu bạn tự nấu ăn, hãy nấu gấp đôi và cất một nửa vào tủ lạnh. Nếu tự chăm con, bố mẹ sẽ mệt đến không thể nấu nướng được gì trong những tuần đầu tiên sau khi đưa bé về nhà và sẽ rất mừng nếu chỉ cần hâm nóng nhanh là đã có những bữa ăn bổ dưỡng. Nếu không nấu ăn, hãy tìm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, hoặc dịch vụ giao đồ ăn tận nơi sẽ là những lựa chọn rất hữu ích.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 34

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 35
Tuần thứ 35, bé đã nặng khoảng 2,7kg, bé đang rụng dần lớp lông tơ và lớp sáp bao phủ và thường sẽ nằm ở tư thế chúc đầu xuống. Mẹ di chuyển nặng nề hơn và bắt đầu có thể cảm nhận các cơn co thắt thường xuyên.

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *