Giấc ngủ trưa: Bí quyết giảm mệt mỏi cho mẹ bầu
Theo các chuyên gia y tế, một giấc ngủ trưa ngắn từ 30 – 60 phút có thể giúp mẹ bầu tỉnh táo, tăng cường khả năng ghi nhớ và phục hồi năng lượng cho những hoạt động chiều tối. Ngoài ra, đây cũng là cách đơn giản giúp bầu đẩy lùi những mệt mỏi do thai kỳ mang lại.
Chỉ chợp mắt một lúc, nhưng mẹ bầu cũng tỉnh táo hơn rất nhiều
Hầu hết các chuyên gia y tế đều khuyến khích mẹ bầu ngủ một giấc ngắn vào buổi trưa, nhất là trong tam cá nguyệt thứ 1 và thứ 3, khi sự mệt mỏi của bầu “chạm nóc”. Đặc biệt, đối với những mẹ bầu thường xuyên mất ngủ về đêm, giấc ngủ trưa cũng là cách bầu “trả nợ” thời gian ngủ buổi tối và giúp cơ thể phục hồi năng lượng, giảm bớt sự mệt mỏi khi bị thiếu ngủ.
Ngủ bao nhiêu thì đủ?
Nếu không phải đi làm, bầu có thể linh động giấc ngủ trưa tùy theo nhu cầu và sức khỏe của mình. Bất cứ lúc nào cảm thấy mệt, bầu cũng có thể cho phép mình nằm nghỉ và chợp mắt một lúc. Tuy nhiên, không nên ngủ quá nhiều, quá lâu vì có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ về đêm của bầu. Tốt nhất, chỉ nên “chi” từ 2-3 tiếng cho giấc ngủ trưa.
Với các mẹ bầu công sở, thời gian “chợp mắt” buổi trưa có thể giao động từ 30 – 60 phút tùy theo thời gian nghỉ của từng công ty. Đặc biệt, nếu có quỹ thời gian “eo hẹp”, bầu có thể ngồi thả lỏng và nhắm mắt 15 phút để lấy lại tinh thần, chuẩn bị đương đầu với những công việc buổi chiều.
Bà bầu ngủ trưa, ngủ sao cho đúng?
Dù chỉ nằm nghỉ vài tiếng vào buổi trưa, nhưng tư thế nằm của mẹ bầu cũng rất quan trọng. Tốt nhất, mẹ bầu nên nằm thoải mái trên giường, hai chân kê gối cao hơn đầu để hạn chế tình trạng sưng, phù chân do máu không lưu thông. Nằm nghiêng bên trái và sử dụng gối nhỏ đỡ bụng bầu cũng là tư thế ngủ khi mang thai được nhiều chuyên gia khuyến khích.
Không được thoải mái như ở nhà, mẹ bầu công sở khó có thể ngủ với tư thế “lý tưởng” nhất, nhưng bạn cũng nên tranh thủ chợp mắt nhanh từ 10 – 15 phút. Bầu nên tháo giày, dép, kê chân lên cao và thả lỏng toàn thân để có giấc ngủ ngon và hiệu quả nhất.
Bà bầu mất ngủ phải làm sao?
Bà bầu mất ngủ là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ do cơ thể thay đổi nhiều khi mang thai. Liệu nó có ảnh hưởng đến thai nhi và làm sao để khắc phục?
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Nhật ký mang thai của bà mẹ trẻ
- 9 tháng mang thai, bỡ ngỡ ngại ngùng
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.