Giải cứu "cô bé" khỏi viêm nhiễm khi mang thai

Share this Post:
Sức khỏe - Dinh dưỡng

Bệnh viêm nhiễm khi mang thai xảy ra khi sự cân bằng tự nhiên của các loại vi khuẩn trong âm đạo bị phá vỡ. Trong đó, có 4 loại nhiễm trùng phổ biến và dễ gây ảnh hưởng đến các mẹ bầu: viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng nấm men, viêm âm đạo trichomoniasis và nhiễm strep B âm đạo. Nếu được chẩn đoán kịp thời, các bệnh này sẽ dễ dàng điều trị hơn.

Giải cứu "cô bé" khỏi viêm nhiễm khi mang thai

Mẹ có biết sữa chua có tác dụng ngăn ngừa nấm âm đạo?

Nhiễm khuẩn âm đạo

Có khoảng 20% mẹ bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ của mình. Bệnh này gây ra bởi một vi khuẩn thường trú trong âm đạo, nhưng do biến đổi hormone khi mang thai, vi khuẩn này phát triển một cách quá mức. Nếu không được điều trị, vi khuẩn này vẫn sẽ tồn tại cho đến khi bé cưng sinh ra.

Đối với những phụ nữ không mang thai, nhiễm khuẩn âm đạo có thể gây vô sinh hoặc hỏng ống dẫn trứng.

Triệu chứng nhiễm khuẩn âm đạo khi mang thai thường gặp

  • Ngứa quanh âm đạo
  • Đau khi đi tiểu
  • Chất dịch xám, trắng mỏng

Cách điều trị và phòng ngừa chứng nhiễm khuẩn âm đạo

  • Không nên mặc quần áo ẩm ướt, nhất là đối với đồ lót. Bạn nên thay đồ lót sạch sau khi tắm hoặc sau khi bơi.
  • Nên mặc đồ lót bằng cotton, chất liệu thoải mái.
  • Khi vệ sinh vùng kín, nên lau từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn có thể tấn công “cô bé” của bạn.
  • Nếu bạn đang trong tam cá nguyệt đầu tiên, bác sĩ có thể chờ đợi và tiến hành điều trị trong 3 tháng tiếp theo của thai kỳ. Một liều thuốc Metronidazole hoặc Clindamycin sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.

Giải cứu "cô bé" khỏi viêm nhiễm khi mang thai

Các chứng viêm nhiễm khi mang thai
Khi mang thai, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi, trong đó có những thay đổi làm tăng nguy cơ mắc các chứng viêm nhiễm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ nên biết về các bệnh nhiễm trùng thường gặp cùng triệu chứng tiêu biểu để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời.

Nhiễm nấm âm đạo

Nhiễm nấm âm đạo thường xảy ra do sự tăng trưởng quá mức của nấm Candida, một loại nấm tự nhiên sống trong âm đạo. Tuy nhiên khi mang thai, hormone estrogen và progesterone gia tăng quá nhiều, phá vỡ độ PH tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện sinh sôi cho loại nấm này.

Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo khi mang bầu thường gặp

  • Đau và ngứa ở âm đạo
  • Tấy đỏ và sưng môi âm đạo
  • Chất nhờ hơi trắng vàng và có mùi
  • Cảm thấy đau khi quan hệ
  • Khi đi tiểu bị đau, rát

Cách điều trị và phòng ngừa viêm nhiễm nấm âm đạo

  • Không nên mặc quần lót quá chật, nên dùng chất liệu cotton để khô thoáng và thoải mái
  • Uống nhiều nước, ít nhất 8 ly nước mỗi ngày
  • Đi tiểu thường xuyên có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng
  • Ăn nhiều tinh bột phức tạp và ngũ cốc nguyên hạt
  • Lactobacillus, một loại probiotic được tìm thấy trong sữa chua có tác dụng ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo. Vì vậy, thường xuyên “măm măm” sữa chua không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn mà còn giúp bảo vệ “cô bé”
  • Khi bị nhiễm nấm, tùy từng cơ địa mỗi người, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc hoặc chỉ định một loại kem bôi.

Giải cứu "cô bé" khỏi viêm nhiễm khi mang thai

Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày khi mang thai giúp ngăn ngừa nấm âm đạo

Nhiễm Strep B âm đạo (GBS)

Hơn 20% phụ nữ khỏe mạnh có vi khuẩn Strep nhóm B tồn tại trong cơ thể, thường là trong đường ruột, trực tràng hay âm đạo. Thông thường, bác sĩ sẽ tự động kiểm tra GBS cho mẹ bầu trong tuần 35-37 của thai kỳ.

Nhiễm GBS là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ, thai chết lưu và sinh non. GBS cũng là “thủ phạm” điển hình gây nhiễm trùng sơ sinh với tỷ lệ tử vong khá cao.

Triệu chứng nhiễm khuẩn Strep B âm đạo thường gặp

  • Đau rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có màu đục
  • Thường xuyên có cảm giác thôi thúc muốn đi tiểu

Điều trị và phòng ngừa khuẩn Strep B âm đạo khi có thai

Hiện vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa GBS. Tuy nhiên, nếu nhận được kết quả dương tính với GBS, bạn sẽ đượpc tiêm vắc-xin khi sinh để tránh lây nhiễm cho bé cưng.

Giải cứu "cô bé" khỏi viêm nhiễm khi mang thai

Bệnh viêm gan C ở bà bầu
Ngoài B và E, bà bầu cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm gan C rất cao. Thông thường, cứ 1 trong 20 trường hợp bà bầu mắc viêm gan C lại truyền bệnh từ mẹ sang con.

Viêm âm đạo trichomoniasis

Theo thông kê, viêm âm đạo trichomoniasis là căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân là do ký sinh trùng Trichomonas, loại ký sinh thường sống trong âm đạo.

Triệu chứng viêm âm đạo trichomoniasis trong thai kỳ thường gặp

  • Dịch âm đạo có màu xanh, vàng, hơi có bọt nhỏ và có mùi hôi
  • Cảm giác ngứa, rát khi quan hệ

Điều trị và ngăn ngừa hiện tượng viêm âm đạo trichomoniasis

Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ. Viêm âm đạo trichomoniasis được điều trị bằng thuốc có chứa Metronidazole và Tinidazole.

Viêm nhiễm khi mang thai có thể phòng tránh được nếu mẹ bầu thực sự chú ý đến vệ sinh cá nhân và sinh hoạt thường nhật. Ngay thi nhận thấy những triệu chứng bất thường mẹ bầu cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn điều trị thích hợp.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: