Giai đoạn đầu mang thai và những điều mẹ cần biết

shape

30 Th09

Julia PhạmTh09 30, 2019

Giai đoạn đầu mang thai và những điều mẹ cần biết

Những tháng đầu của thai kỳ là thời gian quan trọng cho sự phát triển của con bạn. Dưới đây là những việc bạn nên làm trong giai đoạn đầu mang thai để bảo vệ sức khỏe cho bạn và em bé trong bụng.

Chăm sóc tiền sản cẩn thận và tuân thủ lịch hẹn khám thai định kỳ

Một chế độ chăm sóc tốt, đặc biệt ở giai đoạn đầu mang thai, là điều cần thiết cho sức khỏe của mẹ và bé. Trong lần khám thai đầu tiên, thường vào tuần thứ 7, bạn sẽ được kiểm tra xem có khả năng nào có thể dẫn đến biến chứng hay không. Nếu bạn vẫn chưa tìm bác sĩ sản khoa và chưa lên lịch hẹn khám thai lần đầu, bạn nên ưu tiên làm việc này ngay vì nó thực sự quan trọng đấy.

Uống vitamin dành cho phụ nữ mang thai

Đa số các loại viên uống trợ sản cung cấp hàm lượng acid folic, sắt và calcium nhiều hơn các loại multivitamin thông thường. Phụ nữ mang thai cần nhiều những thành phần này để thai khỏe mạnh và đảm bảo sức khỏe của cả mẹ lẫn bé sau khi sinh. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá lượng vitamin cần thiết. Trong một số trường hợp, lạm dụng vitamin có thể gây nguy hiểm.

Mẹ cần chú ý việc bổ sung acid folic trong khi mang thai là rất quan trọng, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ. Acid folic sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc phải các dị tật liên quan tới thần kinh cho bé sau này.

Giai đoạn đầu mang thai và những điều mẹ cần biết

Khi bước vào giai đoạn đầu mang thai, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng

Hỏi ý kiến bác sĩ về dược phẩm bạn đang dùng

Rất nhiều loại thuốc bao gồm cả những loại không cần đơn cũng có thể không an toàn cho thai phụ. Nếu bạn đang dùng thuốc để điều trị một bệnh mãn tính nào đó, đừng tự ý ngưng thuốc mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức để biết được loại thuốc nào bạn có thể tiếp tục sử dụng. Hãy liệt kê tất cả cho bác sĩ, bao gồm cả sản phẩm bổ sung và thảo dược.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và biến chứng ở nhau thai. Hút thuốc cũng khiến thai chậm phát triển, tăng nguy cơ chết non và tử vong ở trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa hút thuốc và nguy cơ trẻ bị sứt môi hoặc hở hàm ếch. Bên cạnh đó, nếu chồng bạn hút thuốc, hãy thẳng thắn đề nghị anh ấy bỏ thuốc hoặc giảm tối đa vì sức khỏe của con. Không bao giờ là quá muộn để bỏ thuốc. Mỗi điếu thuốc bớt đi sẽ cho bé thêm cơ hội để được khỏe mạnh.

Bỏ rượu

Chỉ một ly rượu mỗi ngày có thể làm tăng khả năng bé sinh ra nhẹ cân. Nếu mẹ uống rượu khi mang thai, bé sẽ có xu hướng gặp phải các vấn đề với việc học, khả năng nói, khả năng tập trung, khả năng tiếp thu ngôn ngữ, và hiếu động thái quá. Không ai biết chính xác một lượng rượu nhỏ nhất có thể ảnh hưởng xấu như thế nào đến sự phát triển của bé, vì vậy hãy bỏ rượu hoàn toàn.

Đảm bảo bản thân được an toàn khi ở nhà và nơi làm việc

Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, các kim loại nặng như chì hoặc thủy ngân, những tác nhân sinh học hoặc bức xạ, bạn cần thay đổi công việc càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm tẩy rửa, thuốc trừ sâu, các dung môi, thậm chí là chất chì trong nước uống từ đường ống cũ cũng có thể gây hại cho bạn và bé. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những gì liên quan đến các thói quen hàng ngày của bản thân để tìm cách phòng tránh hoặc loại bỏ các mối nguy hiểm nếu có trong nhà và nơi làm việc của bạn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc