Giảm khó chịu khi mang thai trong những chuyến đi xa

shape

30 Th09

Martin NguyenTh09 30, 2019

Giảm khó chịu khi mang thai trong những chuyến đi xa

Khi mang thai, những chuyến đi xa thường khiến bạn thay đổi giờ giấc nghỉ ngơi, ăn uống, nạp nhiều hơn các loại thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ… Cùng tìm hiểu cách giảm khó chịu khi mang thai nhé.

Giảm chứng đầy bụng, ợ chua trong những chuyến đi khi mang thai
Khi bạn ở xa nhà, sẽ rất khó để giữ một thực đơn ăn uống khỏe mạnh hoặc duy trì theo lịch ăn thường nhật. Vì vậy, bạn sẽ phải đối mặt với chứng đầy bụng và ợ chua khi mang thai.

Nếu bạn đã có vài rắc rối với dạ dày trong thai kỳ, khả năng bạn sẽ gặp phải khó chịu này khi đi du lịch. Vẫn có vài cách bạn có thể làm để giảm thiểu những khó chịu khi mang thai.

Mặc quần áo thoải mái, không bó sát người nhất là phần eo và bụng. Thay vì ăn ba bữa mỗi ngày, cố gắng chia nhỏ bữa. Ăn chậm và nhai kỹ hơn. Hạn chế dùng nước, các loại chất lỏng trong bữa ăn. Chỉ bổ sung lượng nước cần thiết xen kẽ giữa các bữa ăn.

Giảm chứng đầy bụng khi mang thai
Giảm các loại thực phẩm hay gây ra đầy bụng như cải, súp lơ, bông cải xanh, măng tây, tỏi tây, hành tây, hành tươi, a ti sô, trái cây khô, lê, táo, mật ong, sô đa, nước ép trái cây, lúa mì, bắp, khoai tây, đậu, đậu Hà Lan, thức ăn rán và nhiều mỡ.

Giảm chứng ợ chua khi mang thai
Hạn chế đồ ăn và nước uống gây ra tình trạng ợ chua như các loại nước giải khát có gas; đồ uống có cồn; caffeine; chocolate; thực phẩm có nhiều axít như cam quýt, cà chua, nấm, mù tạt, giấm; thịt đã qua chế biến; thực phẩm làm từ bạc hà; đồ ăn cay, gia vị nồng hoặc rán chiên, nhiều dầu mỡ.

Bạn cũng đừng ăn quá cận vào giờ ngủ. Nên chừa 2 đến 3 tiếng để tiêu hóa thức ăn trước khi nằm xuống giường. Khi ngủ hãy đặt gối kê cao phần thân trên.

Không nên hút thuốc nếu bạn không muốn vướng vào những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng vì khói thuốc làm tăng tính axít trong dạ dày.

Antacid, một loại thuốc giảm tính axít của dạ dày, chứa ma-giê và canxi có thể giảm nhẹ chứng khó chịu này, nhưng nên hỏi ý kiến của bác sĩ tiền sản trước khi sử dụng vì một số loại có hàm lượng natri cao.

Giảm chứng táo bón khi mang thai
Nếu bạn bị táo bón, cảm giác sẽ tồi tệ thêm trong chuyến đi xa. Ngồi căng người ra trong thời gian dài, thay đổi khẩu phần và thời gian ăn uống, không có nhà vệ sinh ở mọi lúc mọi nơi, không uống đủ nước sẽ tổn hại đến đường ruột của bạn.

Để tránh và giảm nhẹ các vấn đề trên, đem theo nhiều thực phẩm có chất xơ như ngũ cốc, bánh mì ngũ cốc, trái cây khô hoặc tươi và rau cải tươi để ăn dặm. Uống thật nhiều nước,  ít nhất là 6 đến 8 ly một ngày. Uống nước ép mận cũng có thể giúp được ít nhiều.

Vận động khi mang thai cũng làm giảm bệnh táo bón, vì vậy đảm bảo có những hoạt động giữa giờ như đi bộ hay duỗi thẳng người. Đối với điểm đến của mình, nhớ tận dụng phòng tập gym, hồ bơi ở khách sạn hoặc trong khu vực. Ruột của bạn sẽ hoạt động sau bữa ăn vì vậy hãy dành thời gian để đi vệ sinh sau bữa ăn trước khi tiếp tục di chuyển.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc đem theo các loại thực phẩm chức năng có chất xơ mà không thuộc dạng kê đơn. Nên hỏi về lượng vitamin bổ sung chất sắt bạn cần trước khi mang thai vì nếu uống hơn 30 milligram sắt/ngày sẽ dẫn đến táo bón hoặc làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn không bị thiếu máu, hãy bổ sung nhiều nhất 30 milligram chất sắt.

Giảm khó chịu khi mang thai trong những chuyến đi xa

Một vài động tác thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp xoa dịu những cảm giác khó chịu khi mang thai trong những chuyến đi

Làm cách nào để không bị mệt mỏi khi mang thai?
Thường bạn sẽ dễ mệt mỏi hơn khi mang thai vì cơ thể làm việc hết sức để nuôi dưỡng đứa bé trong bụng. Những vấn đề khó chịu phát sinh khi di chuyển như mệt mỏi sau chuyến đi dài, sự thay đổi về giờ giấc và những thứ rắc rối khác trong lịch trình càng khiến bạn thêm mệt mỏi.

Trong khi bạn có thể tận hưởng nhiều hoạt động yêu thích của mình trong chuyến đi chơi, hãy giảm tốc độ lại, bớt đi lịch trình và từ bỏ suy nghĩ rằng mình muốn thấy mọi thứ. Làm sao cho kế hoạch của bạn càng đơn giản càng tốt và chất lượng hơn là số lượng.

Một giấc ngủ trưa sẽ đặc biệt tốt để phục hồi sức khỏe. Với mỗi điểm đến, dành thời gian để nghỉ ngơi. Nếu bạn không thể có được một buổi chợp mắt, hãy dừng lại thường xuyên trong suốt một ngày để tiếp thêm năng lượng.

Ngủ sâu và đi ngủ càng gần với thời gian ngủ bình thường nếu bạn không đi quá xa (chênh khoảng 3 – 4 múi giờ). Nếu bạn phải đi xa, cố gắng điều chỉnh giờ ngủ theo thời gian tại khu vực đó để gạt bỏ sự mệt mỏi sau chuyến đi dài.

Cố gắng dành thời gian ở ngoài trời để điều chỉnh lại đồng hồ sinh học theo thời gian mới. Thỉnh thoảng vận động có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Tắm nước nóng trước khi lên giường cũng là một cách tốt.

Bữa ăn tối nên gọn nhẹ và không béo để tránh tình trạng đầy bụng và ợ nóng. Bỏ caffeine và uống đủ nước để duy trì đủ chất lỏng cho cơ thể. Để tránh đi vệ sinh nhiều lần trong giấc ngủ tối, không nên uống bất cứ thứ gì trước 2 tiếng khi đi ngủ.

Nằm thẳng và kê gối dưới đầu gối là tư thế nằm ngủ thoải mái nhất đối với các thai phụ. Giữ cho phần trên cơ thể cao vừa phảhi cũng giúp chống lại chứng ợ chua.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc