Giảm nghén khi mang thai 3 tháng cuối cần cẩn trọng
Tuy hầu hết các mẹ bầu đều chấm dứt tình trạng ốm nghén sau 3 tháng đầu thai kỳ nhưng cũng không phải cứ hết 3 tháng mẹ không có cảm giác nghén nữa. Có rất nhiều phụ nữ phải đối mặt với chứng ốm nghén trong cả thai kỳ. Giảm nghén khi mang thai 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối đều cần hết sức cẩn trọng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Cụm từ nghén 3 tháng cuối không phổ biến trong từ điển mang thai của các mẹ vì chỉ có khoảng 10% các mẹ bị tình trạng này. Tuy nhiên những biến chứng mà ốm nghén trong giai đoạn này gây ra có sức nặng làm ảnh hưởng tới quá trình chuyển dạ của mẹ.
Ốm nghén nặng hay nhiễm độc thai nghén
Một số mẹ khi đã vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ vẫn buồn nôn, thậm chí nôn nhiều như giai đoạn đầu mang thai. Nếu tình trạng này đi kèm các triệu chứng cao huyết áp, phù nề ở chân hoặc phù nề toàn thân, protein niệu tức là mẹ đang bị ốm nghén nặng. Trong y khoa gọi tình trạng này là nhiễm độc thai nghén.
Càng gần ngày sinh mẹ càng cần cẩn trọng với tình trạng ốm nghén nặng
Nhiễm độc thai nghén là một chứng bệnh chỉ phát sinh trong thời kỳ thai nghén. Nhiễm độc thai nghén có thể xay ra ở ở 3 tháng đầu hoặc thời kỳ 3 tháng cuối. Tình trạng này có thể gây những biến chứng nguy hiểm như sẩy thai, sinh non, trẻ sơ sinh bị ngạt hoặc tiền sản giật và sản giật gây nguy hiểm tới tính mạng cả mẹ và con.
Những đối tượng dễ bị nhiễm độc thai nghén gồm:
- Mẹ bầu bị tăng huyết áp hoặc bị bệnh thận trước khi mang thai.
- Mang thai lần đầu tiên hoặc mang thai dưới 18 tuổi
- Thai đôi hoặc mang thai trên 40 tuổi
- Mẹ bầu bị béo phì hoặc bị huyết áp cao.
Dấu hiệu đặc trưng
Có 3 dấu hiệu đặc trưng của tình trạnh nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần chú ý để thông báo với bác sĩ khi khám thai:
Phù nề: Thông thường, các mẹ bầu bị sưng phù trong giai đoạn cuối thai kỳ. Các mẹ vẫn truyền miệng câu nói ” Máu xuống chân 3 lần thì sinh”. Khi bị phù chỉ cần mẹ nghỉ ngơi là tình trạng này sẽ giam bớt. Tuy nhiên các mẹ bị nhiễm độc thai nghén thì phù nề chỉ tăng chứ không giảm.
Tăng huyết áp: Thai phụ có nhiễm độc thai nghén, ở thời kỳ cuối huyết áp tối đa tăng lên khoảng 30 mmHg và huyết áp tối thiểu tăng khoảng 15mmHg so với trước khi có thai.
Tăng cân nhanh: Cân nặng của mẹ có thể tăng nhanh tới 500 gram mỗi tuần do hiện tượng giữ nước trong cơ thể. Khi phát hiện những dấu hiện trên mẹ cần tới bệnh viện để được xét nghiệm đạm niệu để chẩn đoán chính xác. Nếu kết quả cho thấy nồng độ đạm niệu lớn hơn 0,3 gram/lít, mẹ sẽ được theo dõi nhiễm độc thai nghén thật cẩn thận để tránh biến chứng.
Chuyên gia chia sẻ: Mang thai 3 tháng cuối cần tăng bao nhiêu kg?
Cùng với sự phát triển "thần tốc" của thai nhi trong 3 tháng cuối, cân nặng của mẹ bầu cũng tăng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên cố gắng giữ cân nặng ở mức vừa phải, không tăng quá mức, bởi những vấn đề sức khỏe có thể gặp phải trong giai đoạn này
Cẩn trọng trong điều trị giảm nghén
Nếu như nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu có thể dẫn đến các tình trạng thai chết lưu, sẩy thai thì nhiễm độc thai nghén trong những tháng cuối nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, sản giật, nguy hại đến sức khỏe của bà mẹ và tính mạng của thai nhi
Ngay khi có những biểu hiện bất thường trong tam cá nguyệt thứ 3 mẹ bầu cần đến bệnh viện để được chuẩn đoán sớm. Nếu được phát hiện sớm, các bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp để ngăn cản sự tiến triển của bệnh, tránh các biến chứng với mẹ và bảo sự phát triển bình thường của thai nhi trong tử cung cho tới ngày chuyển dạ.
Giảm nghén khi mang thai trong thời điểm này bằng cách mẹ nghỉ nghơi nhiều hơn. Nếu bệnh không quá nặng, mẹ có thể về nhà, trong lúc nằm mẹ nên nằm nghiêng trái để tăng tuần hoàn tử cung.
Về chế độ ăn, bổ sung thực phẩm nhiều đạm để tăng protid máu và giảm phù. Hạn chế ăn các món mặn. Lượng nước uống hằng ngày giảm xuống không quá 1 lít/ngày. Tốt nhất là uống nước như bình thường 1,5-2 lít.
Trường hợp phải dùng thuốc lợi tiểu và hạ huyết áp cần sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nhiễm độc thai nghén: Cẩn thận không nguy!
Nhiễm độc thai nghén nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Nguyên nhân dẫn tới nhiễm độc thai nghén vẫn chưa được xác định rõ ràng, chính vì vậy không có cách phòng tránh một cách hiệu quả. Việc duy nhất các mẹ nên làm nếu không muốn xảy ra các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ là nên đi khám thai đầy đủ theo lịch để phát hiện sớm triệu chứng này.
Giảm nghén khi mang thai là một cách nói nhẹ nhàng hơn của việc điều trị nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ cần thật cẩn trọng để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.