Giãn tĩnh mạch thừng tinh có con được không?

Share this Post:
Hiếm muộn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có gần 40% đàn ông bị giãn tĩnh mạch thừng tinh hiếm muộn nguyên phát và có 69-81% đàn ông vô sinh thứ phát bị bệnh này. Bệnh làm giảm chức năng sinh lý của tinh hoàn và gây trở ngại cho việc sản xuất tinh trùng, làm giảm khả năng thụ thai tự nhiên.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?

Phía trên các tinh hoàn có một hệ thống các tĩnh mạch thừng tinh. Khi các tĩnh mạch này bị giãn to, dài và ngoằn nghoèo bất thường thì đây chính là hiện tượng giãn tĩnh mạch. Tình trạng giãn tĩnh mạch dễ xảy ra ở tinh hoàn bên trái hơn bên phải và có 6 đến 8% nam giới mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dẫn đến hiếm muộn. Trên thực tế, có đến 85% đàn ông trưởng thành bị tình trạng giãn tĩnh mạch trên tinh hoàn mà không liên quan đến bệnh vô sinh.

Tình trạng này thường là bẩm sinh, tuy nhiên lại khó phát hiện ở độ tuổi đi học mà chủ yếu chỉ được chẩn đoán khi nam giới đã trưởng thành. Giãn tĩnh mạch xảy ra khi máu trong các tĩnh mạch này không di chuyển về tim mà lại di chuyển đến các chỗ thấp.

Trường hợp giãn tĩnh mạch gây vô sinh là do tình trạng này làm giảm khả năng di động của tinh trùng. Đây cũng là trường hợp vô sinh, hiếm muộn phổ biến nhất mà tình trạng này gây ra. Khoảng 90% trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh có tinh trùng di động kém, 65% trường hợp nam giới có lượng tinh trùng ít hơn 20 triệu/ml.

Tình trạng giãn tĩnh mạch cũng thường đi kèm với những vấn đề như biến dạng tinh trùng, giảm kích thước tinh hoàn, số lượng tinh trùng chưa trưởng thành cao…

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có con được không?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có liên quan đến vô sinh thường được điều trị bằng phẫu thuật

Không có dấu hiệu bệnh rõ ràng

Đa số các ca bị giãn tĩnh mạch không gây ra khó chịu gì cho bệnh nhân, nếu có chỉ là cảm giác nặng ở bìu. Tuy nhiên, nếu khám sức khỏe sinh sản thì có thể phát hiện ra tình trạng này.

Giãn tĩnh mạch ở thừng tinh xảy ra ở 4 cấp độ khác nhau:

  • Cấp độ 0: Không có biểu hiện bên ngoài mà chỉ có biểu hiện khi bệnh nhân được siêu âm hoặc làm nghiệm pháp gắng sức (nghiệm pháp Valsalva)
  • Cấp độ 1: Giãn tĩnh mạch nhìn thấy hoặc sờ thấy được khi làm nghiệm pháp gắng sức.
  • Cấp độ 2: Giãn tĩnh mạch tinh sờ thấy nhưng không nhìn thấy khi đứng thẳng.
  • Cấp độ 3: Giãn tĩnh mạch tinh nhìn thấy hiện rõ ở khi đứng thẳng.

Khi nào cần mổ giãn tĩnh mạch tinh?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh không phải bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng, cũng không quá đau đớn. Nhưng trường hợp vô sinh nam do giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được các chuyên gia nam học khuyên nên thực hiện phẫu thuật. Những trường hợp nhẹ chỉ được điều trị nội khoa.

Điều trị giãn mạch tinh bằng vi phẫu thắt lại các tĩnh mạch kiểu nội soi được áp dụng nhiều, an toàn và hiện đại nhất. Tiên lượng, sau mổ tỉ lệ có thai tự nhiên ở bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2 và độ 3 cao hơn bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1.

Sau mổ giãn tĩnh mạch, mật độ tinh trùng được cải thiện rõ rệt ở những bệnh nhân có mật độ tinh trùng thấp dưới 5 triệu/ml. Theo thống kê của các chuyên gia có 21-55% bệnh nhân không có tinh trùng trước mổ thì sau phẫu thuật sẽ có tinh trùng trong tinh dịch. Có ít nhất 38% trường hợp bệnh nhân sau mổ giãn tĩnh mạch tinh có thể làm cha tự nhiên hoặc có dùng biện pháp hỗ trợ sinh sản, khoảng 21% không cần các biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có con được không?

Truy tìm thủ phạm làm giảm chất lượng tinh trùng
Sức khỏe sinh sản của nam giới ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai. Tuy nhiên hiện nay lại có nhiều cặp vợ chồng lại bị hiếm muộn, vô sinh. Ngoài những lý do về sức khỏe thì chất lượng tinh trùng cũng là vấn đề cần được quan tâm.

Điều trị  giãn tĩnh mạch tinh nhằm mục đích cải thiện chức năng tinh hoàn và cải thiện tinh dịch đồ giúp tăng tỉ lệ có thai tự nhiên. Chi phí cho 1 ca phẫu thuật khoảng 7-12 triệu.

Các bệnh viện thực hiện phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh:

– Bệnh viện Bình Dân khoa Nam Học 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, TPHCM.

– Bệnh viện hữu nghị Việt Đức Tầng 2, nhà C2 (khu khám bệnh) số 14 Phố Phủ Doãn, Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: