Gợi ý các món ăn cho bà bầu công sở
Các món ăn cho bà bầu công sở dù trong bữa chính hay bữa phụ đều rất quan trọng. Nếu các bữa chính được chuẩn bị kỹ càng, ưu tiên các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết thì bữa phụ gồm các đồ ăn nhẹ và món ăn vặt đơn giản hơn nhưng vẫn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường xuyên bị nhạt miệng và mau đói, nhất là các chị em đang làm công sở. Đó là lúc cơ thể bạn cần nạp thêm dưỡng chất bởi nhu cầu dinh dưỡng khi có thêm em bé đã thay đổi. Dưới đây là gợi ý các món ăn nhẹ và một số đồ ăn vặt tốt cho cả mẹ và bé, mẹ bầu có thể tự làm tại nhà.
Với những món ăn đơn giản sau đây, mẹ bầu hoàn toàn có thể chuẩn bị trước ở nhà
Ăn nhẹ ngon miệng
Nếu chưa đến bữa ăn chính, bạn có thể tự thưởng cho mình những món ăn nhẹ. Hẳn đồng nghiệp cũng không quá phiền với những cơn đói của mẹ bầu đâu!
1. Cháo hoặc súp
Đây là những món ăn mẹ bầu có thể tự chuẩn bị từ tối hôm trước và trước khi đi làm có thể hâm nóng và bỏ vào cặp lồng giữ nhiệt hoặc quay nóng lại bằng lo vi sóng ở công sở. Dùng giữa giờ buổi sáng khi mẹ đói.
Một số loại cháo, súp dễ nấu như: Súp thịt gà, súp ngô, súp thịt heo, cháo thịt bò, cháo đậu… chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần lưu ý không nêm nhiều muối vào cháo.
2. Bánh mì nướng/ kẹp
Trong một lát bánh mỳ nướng sẵn theo công thức cổ điển của Ý, chứa chuối với 300 calo và 3gr chất béo. Mẹ có thể nướng sẵn ở nhà và hâm nóng tại lò vi sóng của công ty hoặc bảo quản trong túi nilon để bánh giữ được độ giòn. Đây cũng là món ăn vặt có lợi cho bà bầu nghén ngọt. Nếu thích, mẹ cho thêm anh đào, nho hay mơ giúp bổ sung chất xơ.
Cũng là lát bánh mì nướng, bạn có thể kẹp thêm một số loại rau đã luộc chín như rau cải xanh, cải bắp hay đậu Hà Lan nấu chín, nghiền kỹ. Phần ăn này dễ dàng chuẩn bị và dùng để ăn bữa lỡ rất ngon miệng.
3. Salad trái cây
Mùa nào thức nấy, mẹ bầu có thể linh hoạt chọn lựa các loại trái cây và “mix” chúng với nhau như dưa hấu, xoài, nho. thanh long…. Thêm chút sữa chua không đường có ngay món ăn nhẹ ngon miệng, nhiều năng lượng và đa dạng chất dinh dưỡng.
4. Đậu ngâm chua ngọt
Mẹ có thể tìm mua loại đậu này dễ dàng ở siêu thị hoặc các khu chợ. Tự chế biến cho mình một hộp đậu ngâm chua ngọt, bảo quản trong tủ lạnh và mang theo đến công sở.
Cây họ đậu chứa rất nhiều chất đạm, a-xít folic, chất xơ, ít chất béo giúp bé giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và mẹ bầu duy trì được một trọng lượng an toàn bởi, quan trọng hơn là cảm giác no lâu.
Mẹ bầu có cần bổ sung axit folic suốt cả thai kỳ?
Bổ sung axit folic trước và trong 3 tháng đầu mang thai sẽ giúp giảm thiểu tới 70% nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. Đây là điều mà hầu hết các mẹ bầu đã thuộc "nằm lòng". Tuy nhiên, trong 6 tháng tiếp theo thì sao? Liệu axit folic có còn cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu?
Ăn vặt hợp lý
Cũng như đồ ăn nhẹ, ăn vặt là nhu cầu không thể thiếu của mẹ bầu công sở trong thai kỳ đặc biệt với những mẹ bị ốm nghén. Ăn vặt đúng cách không chỉ giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, ốm nghén mà còn cung cấp lượng dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé.
Trái cây tươi
Không thể không nhắc đến lợi ích của hoa quả tươi đối với sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mỗi ngày bạn nạp khoảng 200-300gr trái cây là tốt nhất nhưng nên hạn chế ăn những loại quả quá ngọt.
Bánh quy giòn
Những chiếc cracker có thể giúp mẹ giảm cảm giác khó chịu do ốm nghén, đồng thời cung cấp một ít tinh bột để giảm đói. Tuy nhiên, chúng có thể chứa nhiều muối.
Hạnh nhân
Chỉ cần một vốc nho nhỏ là đủ để xoa dịu cái bụng đang trống trơn của mẹ bầu buổi xế. Mặt khác, hạnh nhân còn mang đến nguồn chất khoáng phong phú. Đây là một ứng cử viên thích hợp cho cuộc “bầu chọn” món ăn vặt cho bà bầu.
Những món cần tránh suốt thai kỳ
Bên cạnh những loại thực phẩm bổ dưỡng, có những món ăn mẹ cần tránh trong suốt 40 tuần thai kỳ.
Nói không với Sushi
Hải sản chỉ cung cấp protein cho mẹ bầu khi được nấu chín kỹ. Còn hải sản sống là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín.
8 lời đồn phổ biến về bà bầu nên và không nên ăn gì
Khi mang thai, hẳn bạn sẽ được truyền rất nhiều kinh nghiệm về việc bà bầu nên và không nên ăn gì. Tuy nhiên, không phải tất cả đều đúng, nhất là những lời đồn sau đây.
Tránh ăn củ sắn (khoai mì)
Trong củ sắn có a-xít Cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sắn.
Không ăn măng tươi
Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi mẹ bầu không may ăn loại măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành a-xít Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể. Đây có thể là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng.
Các món ăn cho bà bầu công sở tốt nhất nên tự làm tại nhà, nếu mua ở ngoài mẹ cần chọn nơi đảm bảo vệ sinh an toàn tốt nhất để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân cũng như thai nhi.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.