Hen suyễn khi mang thai

shape

01 Th12

Martin NguyenTh12 01, 2019

Hen suyễn khi mang thai

Hen suyễn khi mang thai

Bà bầu có thể yên tâm dùng ống hít khi lên cơn hen

1/ Mang thai có làm bệnh nặng hơn?

Ảnh hưởng của việc mang thai với những mẹ bầu đã từng mắc chứng hen suyễn không thể dự đoán trước được. 1/3 số bà bầu cảm thấy khỏe hơn, 1/3 khác nhận thấy không có sự thay đổi nào và 1/3 còn lại cảm thấy bệnh tình nặng nề hơn.

Một đánh giá của các bài nghiên cứu về suyễn và thai sản chỉ ra rằng các triệu chứng của hen suyễn trở nên nặng hơn bình thường trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3 (sau khoảng 13 tuần), và đỉnh điểm vào tháng thứ sáu. Một nghiên cứu khác cho thấy: Các triệu chứng thường tồi tệ nhất vào tuần 24 đến tuần 36. Sau đó các triệu chứng giảm dần và khoảng 90% phụ nữ không phải đối mặt với hệ quả do hen suyễn gây ra khi vận động hay sinh nở.

Cách tôt nhất để bà bầu đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh: Kiểm soát tốt các cơn hen bằng cách làm đúng phác đồ điều trị bệnh hen suyễn.

Hen suyễn khi mang thai

Tam cá nguyệt thứ hai và những điều mẹ cần biết
Ba tháng giữa thai kỳ thường được xem như giai đoạn “trăng mật” của hành trình mang thai vì hầu hết các mẹ bầu đã có thể nói lời tạm biệt với ốm nghén cùng cảm giác mệt mỏi thường trực do sự thay đổi hormone mang lại.

2/ Điều trị bệnh trong quá trình mang thai

Bạn cần tiếp tục các phương pháp điều trị đối với bệnh hen suyễn xuyên suốt thai kỳ. Trừ khi bệnh tình trở nên tồi tệ hơn, bạn cần làm theo các phương pháp điều trị như trước. Nếu bạn ngừng điều trị và bệnh tình trở nên không thể kiểm soát, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn và cân nặng của em bé.

Xuyên suốt thời kỳ mang thai bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các y tá vá bác sĩ giúp bạn kiểm soát cơn suyễn nếu có. Trường hợ bệnh hen suyễn của bạn trở nên tệ hơn, bạn sẽ được hướng dẫn các phương pháp phù hợp hơn.

Bạn có thể tiếp tục điều trị hen suyễn lúc cho con bú. Ngay cả khi bạn quá bận rộn trong việc chăm con, bạn cần lưu ý đến sức khỏe của chính mình và giữ cho bệnh trong tình trạng được kiểm soát.

3/ Dấu hiệu bệnh hen suyễn trở nên tệ hơn

–          Ho vào đêm hay sáng sớm, hoặc khi tập thể dục.

–          Thở khò khè.

–          Khó thở.

–          Tức ngực.

Bạn cũng có thể bị trào ngược axit trong giai đoạn mang thai. Tình trạng này xảy ra khi axit dạ dày bị “rò rỉ” trở lại vào thực quản và có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Nếu phát hiện những triệu chứng trên, bạn nên nói với các bác sĩ hoặc các chuyên gia về hen suyễn, những người có đủ chuyên môn để cho bạn lời khuyên về phương pháp điều trị tốt nhất.

4/ Kiểm soát bệnh hen suyễn khi mang thai

Nếu mẹ bầu mắc bệnh hen suyễn, một kế hoạch bảo vệ sức khỏe cho bản thân là rất cần thiết. Điều này đồng nghĩa bạn có thể điều chỉnh việc điều trị để đáp ứng nhu cầu của bạn. Chẳng hạn, khi bạn bị cảm cúm, điều này có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, bạn nên tăng việc sử dụng ống hít hoặc bắt đầu sử dụng chúng nếu như bạn không sử dụng thường xuyên trước đây. Điều này hoàn toàn an toàn trong thai kỳ bà bầu nhé!

Trong khi đó, nếu bạn có thể luyện tập và làm việc bình thường, dưới đây là một số phương pháp có thể giúp bạn phòng tránh hen suyễn trong thai kỳ:

–  Tránh hút thuốc.

–  Bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị dị ứng.

–  Tránh và kiểm soát bệnh cúm mùa hè với thuốc antihistamines (an toàn với phụ nữ có thai).

–  Tránh tiếp xúc với chó, mèo, động vật nhiều lông.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc