Hiện tượng chửa ngoài dạ con - Cấp cứu sản khoa cần lưu ý!

Share this Post:
Thai giáo

Hiện tượng chửa ngoài dạ con là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản và là nỗi lo của gia đình mong con con. Không chỉ hạn chế khả năng có bầu lần sau mà tình trạng này có thể gây nguy hiểm với tính mạng người mẹ.

Nội dung bài viết

  • Biểu hiện của chửa ngoài dạ con
  • Ai có nguy cơ bị thai ngoài tử cung? 
  • Tại sao có hiện tượng chửa ngoài dạ con?
  • Những vị trí thai ngoài tử cung thường gặp
  • Những con số biết nói về mang thai ngoài dạ con

Hiện tượng chửa ngoài dạ con hay còn gọi là mang thai ngoài tử cung được hiểu là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng.

Biểu hiện của chửa ngoài dạ con

Tùy thuộc vào vị trí thai làm tổ mà bà bầu có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể:

  • Khi thai ở ống dẫn trứng: Các triệu chứng nổi bật là đau dữ dội vùng bụng, ra máu vùng kín, tắc kinh trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, ốm nghén nặng hoặc sưng ở tử cung, ấn vào thấy đau…
  • Khi thai làm tổ ở buồng trứng: Ở vị trái khác thường bên ngoài dạ con này, dấu hiệu nhận biết có thể là trễ kinh,  chảy máu vùng kín, đau vùng bụng dữ dội, máu ra nhiều ở buồng tử cung…
  • Khi thai làm tổ ở góc sần của tử cung: Khi thai làm tổ ngoài dạ con sẽ có các triệu chứng tự nhiên rách góc dần tử cung vào thời điểm giữa thai kỳ, chảy máu vùng kín nghiêm trọng…

Ngoài ra, còn các dấu hiệu nhận biết phổ biến khác:

  • Chuột rút một bên
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng dưới
  • Chảy máu âm đạo
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức
  • Đau vai
  • Xuất huyết âm đạo
Hiện tượng chửa ngoài dạ con - Cấp cứu sản khoa cần lưu ý!

Hiện tượng chửa ngoài dạ con nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể nguy hiểm đến tính mạng của mẹ

Ai có nguy cơ bị thai ngoài tử cung? 

Nếu mẹ đã từng chửa ngoài dạ con, dù đã được điều trị dứt điểm nhưng vẫn có nguy cơ cao bị lại trong các lần mang thai sau.

Ảnh hưởng từ những lần điều tri, phẫu thuật liên quan đến cơ quan sinh sản, bao gồm cả thắt ống dẫn trứng, mở ống dẫn trứng và phẫu thuật vùng xương chậu đều có nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.

Trường hợp bắt buộc phải làm thụ tinh ống nghiệm mẹ cũng cần cẩn thận theo dõi vì có thể bị thai ngoài tử cung.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm vùng chậu, viêm màng dạ con và các về đề liên quan đến ống dẫn trứng đều làm tăng khả năng có thai ngoài tử cung.

Phương pháp đặt vòng tránh thai tuy an toàn với sức khỏe nhưng nếu bị lệch vòng và bạn mang thai sẽ dễ mắc phải hiện tượng mang thai ngoài dạ con.

Ngoài ra, những phụ nữ trên 35 tuổi mang thai thì cũng có khả năng cao bị hiện tượng chửa ngoài dạ con.

Hiện tượng chửa ngoài dạ con - Cấp cứu sản khoa cần lưu ý!

Sinh con ở tuổi 35: Chuẩn bị những điều tiên quyết
Quyết định sinh con ở tuổi 35, bạn phải chấp nhận khá nhiều rủi ro và nguy cơ về sảy thai, sinh non, thai chết lưu, bất thường nhau thai, dị tật bẩm sinh, huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ và rất nhiều biến chứng trong quá trình sinh nở khác. Danh sách có vẻ dài và nguy hiểm, nhưng vẫn có cách...

Tại sao có hiện tượng chửa ngoài dạ con?

Buồng trứng và tử cung được nối với nhau bằng ống dẫn trứng. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ theo ống dẫn tới buồng trứng. Nếu gặp vấn đề bất thường, trứng bị kẹt tại ống dẫn và phát triển thành thai ngoài tử cung. Trường hợp mang thai ngoài tử cung phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người mẹ.

Những triệu chứng của việc mang thai ngoài tử cung thường xuất hiện từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Đa số phụ nữ không có dấu hiệu gì đặc biệt để nhận biết mình đang mang thai ngoài tử cung cho đến khi thực hiện biện pháp siêu âm đầu dò hoặc xảy ra những bất thường về sức khỏe.

Hiện tượng chửa ngoài dạ con - Cấp cứu sản khoa cần lưu ý!

Có thai bao lâu thì siêu âm được?
Bên cạnh vấn đề có thai bao lâu thì siêu âm được, bài viết sau đây còn giúp mẹ bầu giải đáp tất cả những vấn đề liên quan đến siêu âm, từ cột mốc siêu âm quan trọng đến lưu ý khi siêu âm.

Những vị trí thai ngoài tử cung thường gặp

90% hiện tượng mang thai ngoài dạ con thường gặp ở vị trí giữa vòi trứng và tử cung. Đây cũng là vị trí nguy hiểm nhất vì khó chuẩn đoán sớm, gây mất máu nhiều nếu thai vỡ, ảnh hưởng đến khả năng mang thai những lần sau của phụ nữ.

Ngoài ra còn có các vị trí phổ biến sau:

  • Chửa ở buồng trứng
  • Chửa trong ổ bụng
  • Chửa song thai lạc chỗ, tức là một thai ngoài tử cung kết hợp với một thai chửa trong tử cung
  • Chửa ngoài tử cung sau mổ cắt tử cung do có lỗ dò từ mỏm cắt vào ổ bụng
  • Chửa sừng tử cung: Đây là hình thái kết hợp chửa ngoài tử cung bên cạnh bệnh nhân có dị dạng sinh dục.

Những con số biết nói về mang thai ngoài dạ con

Theo những thống kê gần đây cứ 1.000 phụ nữ mang thai thì có 17 trường hợp chửa ngoài dạ con. Tần suất ngày một tăng nhanh hơn vì những tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp việc phát hiện dựa vào test nhanh hơn. Đồng thời siêu âm thai và nội soi góp phần quan trọng chẩn đoán chửa ngoài tử cung.

Cụ thể chửa ngoài dạ con được xác định là 1/100 trường hợp thai nghén và 75% được chẩn đoán trước tuổi thai 12 tuần. Ít nhất 90% chửa ngoài tử cung gặp ở vòi trứng, 40% trường hợp xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi từ 20 đến 29.

Nếu phát hiện hiện tượng này trễ khi có biến chứng vỡ và chảy máu nhiều thì tỉ lệ tử vong là 1-1,5%. Tỉ lệ có thai lại sau khi mang thai ngoài tử cung là 30%, 10% tái phát khi có thai sau và 50% có biến chứng vô sinh. Chính vì vậy mối liên hệ giữa hiện tượng chửa ngoài dạ con và vô sinh luôn là vấn đề thời sự.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: