Hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu, tại sao cứ 5 bầu lại có 1?

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2020

Hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu, tại sao cứ 5 bầu lại có 1?

Nhắc mẹ không cần quá lo lắng khi có hiện tượng ra máu khi mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên vì theo thống kê có đến 30% thai phụ gặp phải vấn đề này. Đừng để tâm trạng bị ảnh hưởng bởi cứ mãi để ý để điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

5 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ra máu khi mang thai

Ra máu khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ, liệu nghỉ ngơi nhiều hơn có thể khắc phục và ngăn ngừa? Theo Tiến sĩ Goh Shen Li, chuyên gia về sản – phụ khoa tại Trung tâm Y tế Mount Alvernia, Singapore cho biết: “Chảy máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ là một hiện tượng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 25% phụ nữ có thai”.

Hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu, tại sao cứ 5 bầu lại có 1?

Ra máu khi mang thai là báo tin vui nhưng cũng có thể là điềm chẳng lành

Đây là một dấu hiệu dọa sảy thai hoặc không. Nhưng hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể mất em bé. Có tới 5 nguyên nhân gây ra hiện tượng này mà bạn nên nghĩ đến:

Trứng thụ tinh và làm tổ

Sau khi thụ tinh từ 8-12 ngày, một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất chính là máu báo. Bạn có thể thấy những đốm máu nhỏ màu nâu hoặc hơi hồng ở đáy quần chip. Lượng máu lúc này xuất hiện rất ít, và biến mất sau 1-2 ngày.

Nội mạc tử cung bong

Tương tự như hiện tượng trứng thụ tinh, khi màng rụng xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khiến một phần nội mạc tử cung bong ra sẽ gây chảy máu nhẹ. Đó là lý do mẹ bầu thường nhầm tưởng đây là hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng bởi chúng cũng xuất hiện trùng với ngày hành kinh trước đó.

Tụ máu dưới màng đệm

Đây được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên. Theo lý giải của các bác sĩ chuyên khoa thì khi trứng đã làm tổ trong tử cung thì có thể cũng có một phần bị bong ra khỏi thành tử cung, và chúng thường biến mất sau khoảng 20 tuần thai.

Sử thay đổi hormone thai kỳ

Khi bắt đầu mang thai, sự thay đổi hormone khiến lượng máu lưu thông đến tử cung nhiều hơn. Nếu quan hệ tình dục hay sau các thao tác khám phụ khoa có hiện tượng chảy máu nhẹ. Mẹ đừng quá lo lắng và nhớ rằng vệ sinh “cô bé” sạch sẽ là ổn.

Có thai ngoài tử cung

Nếu xuất hiện các dấu hiệu như xuất huyết âm đạo, đau nhói ở vùng bụng có thể bạn đã có thai nhưng khả năng mang thai ngoài tử cung nhiều hơn. Đây là triệu chứng cho thấy trứng đã làm tổ ngoài tử cung, thường là vòi trứng. Đi khám ngay để biết được chính xác.

Dọa sảy thai

Chảy máu âm đạo được cảnh báo là nguy hiểm nếu xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu thì đó có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Nếu được can thiệp kịp thời thì cổ tử cung sẽ khép lại và không có gì đáng lo ngại. Quan trọng là mẹ phải đi khám sớm nhất có thể tại các bệnh viện uy tín.

Ra máu khi mang thai không phải là điểm báo xấu

Không thể loại trừ khả năng dọa sảy thai hay mang thai ngoài tử cung khi ra máu khi mang thai giai đoạn đầu nhưng tỷ lệ % là rất ít.

Thật ra thì cứ 5 người thì có 1 người bị chảy máu thai kỳ và hầu hết mọi người đều có một thai kỳ bình thường với em bé hoàn toàn khoẻ mạnh. Trong 1 nghiên cứu ở 16.000 mẹ có tình trạng xuất huyết thì ít hơn 5% gặp biến chứng. Vậy nên đừng hoang mang nhé!

Việc xuất hiện các đốm máu ở phụ nữ mang thai rất khác nhau. Một số sản phụ thấy những đốm dịch nhầy màu hồng hoặc nâu trong khi những người khác thì thấy một ít máu màu đỏ tươi.

Một vài phụ nữ thường có các đốm máu xuất hiện và biến mất liên tục trong suốt thai kỳ của họ. Các thai phụ khác thì chỉ thấy đốm máu xuất hiện trong một hoặc hai ngày, còn một số khác thì kéo dài đến vài tuần lễ.

Nhưng may mắn là hầu hết phụ nữ trải qua việc xuất hiện những đốm máu này đều tiếp tục có một thai kỳ hoàn toàn bình thường tốt đẹp và kết thúc bằng việc sinh ra đời một em bé khoẻ mạnh.

Chảy máu âm đạo, cần làm gì?

Vì âm đạo là “cô bé” nên nếu là chảy máu đơn thuần, lượng máu ít và không có triệu chứng khác kèm theo thì mẹ chỉ cần:

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày để tránh viêm nhiễm.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra nồng độ hormone
  • Siêu âm để kiểm tra tim thai

Cần đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu:

  • Đau quặn ở bụng dưới
  • Chảy máu nhiều dù đau hay không, âm đạo chảy máu kèm theo dải máu đông
  • Choáng hoặc ngất
  • Sốt cao trên 38 độ C hoặc ớn lạnh

Để phòng nguy cơ ra máu, cần chú ý:

  • Khám và siêu âm thai định kỳ
  • Khám phụ khoa trước và trong khi mang thai

Hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu, tại sao cứ 5 bầu lại có 1?

Lịch khám thai định kỳ cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ
Trong trình mang thai, mẹ bầu nên chú ý lịch khám thai định kỳ, bên cạnh đến chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập hợp lý. Việc này giúp mẹ tránh những bất trắc đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé trong bụng.

Không phải trường hộ nào cũng có thể chuẩn đoán chính xác được hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu, đặc biệt đối với người lần đầu tiên làm mẹ. Do đó, nếu thấy âm đạo chảy máu cần theo dõi lượng máu ra nhiều hay ít, màu máu và tính chất đồng thời thông báo cho người thân và bác sĩ biết để đề phòng trường hợp xấu nhất.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc