Hiểu về sảy thai để có thai kỳ an toàn

shape

01 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 01, 2019

Hiểu về sảy thai để có thai kỳ an toàn

Với nhiều cặp đôi, giây phút biết mình sắp được làm cha mẹ là khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc đời, nhất là với những cặp đôi hiếm muộn. Thế nhưng mang thai chưa bao giờ là một hành trình nhẹ nhàng và đơn giản khi mà bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra những biến cố bất ngờ.

Sảy thai là nỗi lo lớn nhất của các mẹ trong thai kỳ, đặc biệt trong những tháng đầu mang thai. Nguyên nhân dẫn đến sảy thai có thể do thai nhi phát triển bất thường, các bệnh mãn tính như lupus ban đỏ hay tiểu đường, u xơ tử cung hoặc tử cung có sẹo khiến thai bám không đều,…

Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu sảy thai sớm như đau bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường, chuột rút,… để được bác sĩ chuyên khoa can thiệp kịp thời. Trong rất nhiều trường hợp, em bé thoát khỏi nguy hiểm khi được điều trị đúng cách.

Hiểu về sảy thai để có thai kỳ an toàn

Mẹ bầu nào cũng cần tìm hiểu về sảy thai để biết cách phòng tránh

Hầu hết các trường hợp sảy thai thường do nguyên nhân khách quan và không có nguy cơ lặp lại. Ở góc độ y học, trứng sẽ tiếp tục rụng sau khi thai sảy khoảng 4-6 tuần. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ tâm lý để mang thai tiếp, bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe trong vòng 6 tuần sau khi sảy thai để đảm bảo rằng tử cung đã trở lại kích thước bình thường.

Đối với người sảy thai tái phát từ 3 lần trở lên, hai vợ chồng cần được khám toàn diện và làm các xét nghiệm đầy đủ cũng như được tư vấn cẩn thận trước khi mang thai tiếp theo. Nếu nguyên nhân sảy phai quá phức tạp để phòng tránh, bạn có thể chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm giúp tăng xác suất thụ thai an toàn.

Việc có thai không chỉ tác động lên cơ thể người phụ nữ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tâm trạng của bà mẹ tương lai. Để có một thai kỳ an toàn, trước hết phải đảm bảo cho tinh thần lẫn thể chất của người mẹ luôn khoẻ mạnh. Do đó, chị em cần điều chỉnh nhịp độ và thói quen sinh hoạt của mình ở mức điều độ và cân bằng, không hút thuốc, không uống rượu, nếu bị bệnh cần điều trị bằng thuốc thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

Khi mang thai, bạn có thể thèm nhiều đồ ngọt và thức ăn vặt, nhưng tốt nhất bạn nên hạn chế các loại thực phẩm không tốt này. Tăng cân quá nhiều trong giai đoạn này sẽ khiến bạn bị tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp và nhiều chứng bệnh khác ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con. Đừng quên uống bổ sung vitamin, ăn nhiều rau củ quả tươi, ngủ đủ giấc và tập thể dục nhẹ nhàng, các mẹ nhé!

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc