Hóa ra quy rình rạch tầng sinh môn lại đau đớn thế này!
Dù đã có gây tê ngoài màng cứng hay có tiêm thuốc tê sau khi rạch tầng sinh môn và khâu thâm mỹ thì với mọi bà mẹ sinh thường đây là vẫn là nỗi “khiếp đảm”. Đã trải qua hay sắp bước vào phòng sinh ai mà chẳng lo lắng, hồi hộp với những lời truyền miệng đã lưu danh sử sách.
Tại sao phải rạch tầng sinh môn?
Tầng sinh môn đóng vai trò quan trọng giúp cho quá trình vượt cạn an toàn và dễ dang hơn. Về nguyên tắc, khi cổ tử cung nở 10 phân bé có thể chào đời bình an. Nếu tầng sinh môn không giãn nỡ tốt, đặc biệt là đối với người phụ nữ sinh đứa con so sẽ dẫn đến tình trạng tầng sinh môn bị rách gây tổn thương.
Tầng sinh môn giãn nở ở mức giới hạn nếu thai nhi quá lớn cần phải rạch hỗ trợ
Điều này không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mĩ mà còn khiến chị em suy giảm chất lượng sinh hoạt tình dục khi giao hợp, gây đau rát, mất hứng thú và khó đạt được khoái cảm, rất dễ dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Trường hợp tầng sinh môn đã giãn nở hết giới hạn cho phép nhưng đầu trẻ sơ sinh quá to hoặc cân nặng thai nhi quá lớn bắt buộc phải thực hiện thủ thuật là cắt một đường ngắn trên tầng sinh môn để giúp trẻ sơ sinh chào đời nhanh hơn, tránh mẹ phải rặn nhiều, rách tầng sinh môn. Mẹ có thể lựa chọn khâu thẩm mỹ hoặc khâu bình thường.
Rạch tầng sinh môn có đau không?
Đau nhưng ít mẹ cảm nhận được. Lý do đơn giản do lúc đó mẹ đang ở đỉnh điểm cơn đau đẻ, dù có đau thêm chút nữa cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Với các mẹ chọn gây tê ngoài màng cứng càng dễ dàng vượt cạn hơn.
Và sau khi sinh xong bác sĩ sẽ khâu lại tầng sinh môn cho mẹ, thường mất khoảng 10 phút. Chỉ khâu y tế tự biến mất khoảng một vài tuần sau đó.
Ai cần chuẩn bị tinh thần rạch tầng sinh môn?
Không phải ai cũng cần phải rạch tầng sinh môn dù sinh con đầu lòng hay con thứ. Nhưng có một số trường hợp cần phải chuẩn bị tinh thần trước. Đó là:
- Phụ nữ có độ linh hoạt của tầng sinh môn kém, bị viêm âm đạo hoặc đáy chậu có phù nề, đầu thai nhi có đường kính lớn, cơ co bóp tử cung của người mẹ không đủ mạnh
- Mẹ mang thai ngoài 35 tuổi hoặc hơn
- Sản phụ mắc bệnh tim, có hiện tượng tăng huyết áp trong thai kỳ
- Cổ tử cung đã mở rộng, đầu thai nhi đã xuống thấp nhưng có dấu hiệu suy thai…
Thủ thật cắt tầng sinh môn
Cắt tầng sinh môn thực hiện cắt ở phần đáy chậu của sản phụ lúc sinh để làm cho cửa âm đạo mở lớn hơn.
Khi đầu của trẻ sơ sinh được đẩy mạnh khá chặt vào đáy chậu sẽ có thể dẫn đến nguy cơ gây rách tầng sinh môn, lúc này bác sĩ hay nữ hộ sinh chủ động thực hiện một vết cắt ở tầng sinh môn dài khoảng 2 – 4 cm để mở rộng âm đạo và âm hộ nhằm giúp cho trẻ sơ sinh được đẩy lọt ra ngoài một cách dễ dàng.
Cận cảnh quy trình cắt tầng sinh môn
100 sản phụ sinh thường có khoảng 90% phải rạch tầng sinh môn. Đây là quy trình được thuật lại bằng hình ảnh:
Chăm sóc vết thương sau rạch tầng sinh môn
Để đảm bảo vết thương sau sinh nhanh lành mẹ nên thực hiện một số bước chăm sóc sau:
- Vệ sinh vết may tầng sinh môn trong 3 ngày đầu, dùng dung dịch Povidine thấm ướt bông gòn, bôi nhẹ lên vết thương mỗi ngày một lần
- Mỗi lần đi vệ sinh, dùng nước ấm (có thể dùng vòi sen), xối nhẹ lên vết thương từ trên xuống. Sau đó, dùng khăn bông mềm chậm nhẹ lại cho khô vết thương
- Thay băng vệ sinh mềm mịn sau 3 – 4h một lần.
- Đi lại nhẹ nhàng từng bước nhỏ để giúp đẩy máu tụ trong tử cung ra ngoài. Và việc đi lại giúp giảm sưng và mau lành vết khâu
- Dùng quần chip bông mềm, giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp để tránh bị nhiễm khuẩn. Hoặc nếu có điều kiện, mẹ có thể mua quần chip dùng một lần để sử dụng cho an toàn.
Mẹ đã biết chăm sóc vùng kín sau khi sinh thường?
Sau mỗi lần “vượt cạn”, vùng kín thường bị tổn thương không ít nên cần được chăm sóc cẩn thận để tránh viêm nhiễm cũng như sớm lấy lại kích thước và sự dẻo dai ban đầu. Vậy mẹ đã biết cách chăm sóc vùng kín sau khi sinh thường hay chưa?
Rạch tầng sinh môn gây đau đớn là điều không tránh khỏi nhưng có trải qua những phút giây như vậy mới càng trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.