Cơm nấu nước trái cây thập cẩm

shape
Cơm nấu nước trái cây thập cẩm

03 Th10

  • Suất: 2
  • Khẩu phần: 2
  • Chuẩn bị: 15 m
  • Nấu: 25 m
  • Sẵn sàng: 40 m

Cơm nấu nước trái cây thập cẩm

  • Xuất xứ: Miền Nam
  • Kiểu món: Dễ
  • Cấp độ kỹ năng: Dễ

Thành phần

  • 250g gạo.
  • 250g sữa bò.
  • Một lượng đường thích hợp.
  • 100g táo cắt thành hình quân cờ, 25g dứa cắt hình quân cờ.
  • 25g mứt táo cắt hình quân cờ.
  • 25g nho khô, 25g quả mơ xanh cắt hình quân cờ.
  • 25g hạt đào nghiền vụn, 15g sốt cà chua, 15g bột ngô.

Dinh dưỡng

Calories
500
Món này dinh dưỡng toàn diện, chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như protein, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin D, vitamin C, canxi, phốt pho, sắt…Thai phụ ở thời kỳ đầu thường ăn có thể đáp ứng nhu cầu về chất dinh dưỡng để bào thai phát triển.
Bước 1

Bước 1

Gạo vo sạch, thêm sữa bò và lượng nước thích hợp vào nấu thành cơm nhão, rồi cho lượng đường thích hợp vào trộn đều.

Bước 2

Bước 2

Sốt cà chua, táo, mứt táo, dứa, nho khô, mơ xanh, hạt đào tất cả cho vào nồi, thêm đường, lượng nước thích hợp vào, nấu sôi, dùng bột năng hay bột bắp trộn đều, chế thành sa tế thập cẩm.

Bước 3

Bước 3

Cơm cho vào trong bát, úp vào trong đĩa lớn, rưới sa tế thập cẩm lên.

Cha Mẹ TốtTh10 03, 2022

Cơm nấu nước trái cây thập cẩm

Gạo và các loại trái cây là hai nguyên liệu chính của món ăn này. Thoạt nghe tưởng chừng đơn giản nhưng đây là một món ăn bổ dưỡng cho bà bầu nên áp dụng trong bữa ăn. Cơm nấu với nước trái cây vừa ngon miệng vừa chứa hàm lượng dinh dưỡng cao gồm vitamin A, vitamin B1, B2, vitamin C, D, canxi, phốt pho, sắt cho bà bầu, protein,... Bà bầu thời kỳ đầu thường xuyên ăn món này sẽ hấp thu nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khoẻ mạnh.

Hướng dẫn cách vo gạo đúng cách

Đa số mọi người thường nghĩ nấu cơm là chỉ cần cho gạo vào nồi đo nước và cắm điện là xong. Nhưng không phải như vậy nhé, hãy xem cách nấu cơm ngon nhất mà không phải ai cũng biết để luôn có nồi cơm ngon như ý muốn.

Nên rửa gạo thay vì vo xát

Theo kết quả nghiên cứu, ngoài việc hạt gạo bị mất nhiều dưỡng chất trong quá trình xay xát, cách vo gạo bằng chà  hạt gạo vào rá hoặc giữa hai tay cho hạt gạo trắng, tạo nhiều nước vo gạo đặc có màu trắng, đã vô tình lấy đi một lượng lớn các chất dinh dưỡng là các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo. Làm hạt gạo chỉ còn lại phần lõi là tinh bột. Lượng sắt, kẽm bị mất đi đo đạc được trong hạt gạo trước và sau khi cơm chín là từ 79,9 – 96,5%. Các vitamin nhóm B cũng bị mất đến 70 – 95% trong quá trình xay xát, vo gạo.

Kết quả điều tra với những người nội trợ cũng cho thấy nhận thức của họ về chà xát gạo trước khi nấu là chuyện bình thường. Hầu như không ai nhận diện được cách làm đó không khoa học. Có đến 90% số người được hỏi đã trả lời luôn chà xát gạo ít nhất hai lần trước khi nấu để sạch các chất bẩn bám trên gạo. 10% còn lại cho biết cũng có để ý đến chất dinh dưỡng trong hạt gạo nhưng nghĩ sẽ dùng nước vo nấu cám heo nên không quan tâm nhiều. Thói quen chà xát gạo nhiều lần xảy ra hầu hết tại các vùng nông thôn. Ở các thành phố, những người nấu cơm thao tác đúng kỹ thuật hơn: đổ gạo và nước vào xoong, chậu, rồi khoắng lên. Việc này giúp loại bỏ được hết những tạp chất bẩn như trấu, sạn, cám mốc… dính trong gạo mà không cần chà xát. Nhờ đó, các khoáng chất, vitamin ít bị mất đi.

Đo lượng nươc vừa đủ

Sau khi vo gạo xong chúng ta cho gạo vào nồi, cho nước với lượng vừa đủ tùy từng loại gạo. Thường nguyên tắc nấu cơ bản là sử dụng tỉ lệ số bát gạo = số bát nước thêm 1/2 chén. Ví dụ bạn nấu 1 bát gạo đong 1.5 bát nước, tương tự 2 bát gạo sẽ đong 2.5 bát nước. Hay bạn cũng có thể sử dụng thang đo mực nước trong lòng nồi (nếu có).

Nên dùng thìa đảo khi nồi cơm sôi

Khi thấy nồi cơm sôi ùng ục và bốc hơi nghi ngút, bạn hãy mở vung và dùng thìa đảo đều cơm lên một lần rồi lại đậy vung vào cho nồi cơm tiếp tục sôi cho đến lúc chín. Dù bất cứ loại gạo nào bạn cũng nên làm như thế vì trong quá trình nấu các hạt gạo lèn chặt vào nhau, đảo đều lên khiến lượng nước phân bố đều hơn và làm cơm tơi xốp hơn.

Nên ăn cơm ngay sau khi cơm chín

Dù bạn nấu bằng nồi điện hay nồi ga, nồi từ thì cũng nên ăn cơm ngay sau khi cơm chín. Khi nồi cơm bật nút ủ được khoảng 10 – 15 phút là bạn nên ăn cơm luôn nhé. Nếu để quá lâu cơm sẽ bị ôi và khô, hơi trong nồi cơm mất dần mặc dù cơm vẫn nóng, hơi bay kèm với việc mất nước làm cho cơm bị khô hơn lúc mới chín.

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc