Khi mang thai, mẹ chịu bao điều khó chịu

shape

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2019

Khi mang thai, mẹ chịu bao điều khó chịu

Bên cạnh niềm vui, sự hạnh phúc, mang thai còn mang lại nhiều triệu chứng khó cho mẹ bầu. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cùng sự lớn dần của em bé trong bụng mẹ. Dưới đây là 10 triệu chứng khó chịu khi mang thai mẹ có thể gặp phải. Cùng xem bạn “dính” bao nhiêu triệu chứng nhé!

Khi mang thai, mẹ chịu bao điều khó chịu

Bạn có đang bị những triệu chứng này làm phiền?

1/ Huyết trắng

Do sự tác động của các loại hoóc-môn, “cô bé” thường có xu hướng rò rỉ nhiều dịch nhầy màu trắng, hay còn gọi là huyết trắng. Huyết trắng dính, trông giống chất nhầy và thường không có mùi hôi, hoặc chỉ có mùi hôi nhẹ.

Đa số các trường hợp huyết trắng ra nhiều đều bình thường. Tuy nhiên, nếu nhận thấy huyết trắng có màu khác lạ, mùi hôi hoặc “cô bé” ngứa ngáy, khó chịu, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm nhiễm.

2/ Đầy hơi

Khi mang thai, hoóc-môn progesterone có tác dụng làm thư giãn cơ bắp sẽ được sản xuất nhiều hơn. Việc nới lỏng các cơ bắp này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến chứng đầy hơi, ợ nóng.

Triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ, và sẽ giảm dần khi mẹ càng tiến gần đến những tháng cuối. Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng đầy hơi sẽ làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Thay vì cắn răng “sống chung với lũ”, mẹ bầu có thể thử thay đổi thực đơn dinh dưỡng và một số thói quen hàng ngày để hạn chế tình trạng này.

Khi mang thai, mẹ chịu bao điều khó chịu

Bà bầu bị đầy hơi: Trị làm sao dứt?
Đầy hơi là một trong những triệu chứng phổ biến trong thời gian bầu bí nhưng nó sẽ xảy ra ngày càng ít đi khi mẹ bầu tiến gần đến giai đoạn cuối của thai kỳ. Thay vì cố gắng chịu đựng, bầu thử "đuổi" chứng đầy hơi một cách nhanh gọn nhờ 10 bí quyết sau nhé!

3/ Chảy máu chân răng

Viêm nướu hay viêm lợi là tình trạng chung của các mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Lưu lượng máu và hormone progestorone tăng khiến vùng nướu của bạn trở nên nhạy cảm, và rất dễ bị chảy máu khi chịu sự tác động của bàn chải đánh răng hay chỉ nha khoa. Ngoài ra, việc thường xuyên ăn vặt, ăn đồ ngọt nhưng không chú ý vệ sinh cũng dễ làm mẹ bầu bị chảy máu chân răng.

Đánh răng thường xuyên là cách tốt nhất giúp mẹ thoát khỏi tình trạng này. Bạn nên chọn bàn chải mềm, và kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.

4/ Táo bón

Khi thức ăn bị ứ đọng do đầy hơi, khó tiêu, táo bón là hệ quả tất yếu mẹ bầu phải đối mặt. Táo bón không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé, bởi khi chất thải không được tống khứ ra ngoài, tích tụ lâu trong ruột còn có thể lan truyền chất độc, gây hại cho cơ thể. Chưa kể việc phải dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Về lâu dài, táo bón có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác.

5/ Tiết nhiều nước bọt

Một số mẹ bầu cảm thấy buồn nôn do quá trình tiết nước bọt diễn ra quá nhiều và liên tục. Điều này có thể không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhưng nếu gặp phải triệu chứng này, mẹ bầu có thể báo cho bác sĩ để được tư vấn cách điều trị hợp lý. Giải pháp thông thường nhất là mẹ tập thói quen khạc nhổ để loại bỏ bớt dịch nhầy khó chịu này. Ngậm đá, chanh hoặc gừng cũng có thể giúp cải thiện tình trạng này.

6/ Bệnh trĩ

Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên. Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.

Khi mang thai, mẹ chịu bao điều khó chịu

"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thai
Thông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé.

7/ Ngứa ngáy

Khoảng 14% phụ nữ mang thai bị ngứa, thường là bắt đầu vào tháng thứ 2. Tình trạng này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, có thể là do biến đổi về sinh lý khi cơ thể tăng cân,  do hoóc-môn thai kỳ ảnh hưởng đến lượng sắc tố, đổ mổ hôi nhiều do nóng.

Bà bầu bị ngứa không nên tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc uống thuốc trị ngứa. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, bầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Khi mang thai, mẹ chịu bao điều khó chịu

Khi da ngứa, mẹ bầu có thể dùng kem dưỡng để làm dịu bớt cảm giác khó chịu

8/ Chảy máu cam

Do sự gia tăng lưu lượng máu khi mang thai, mũi mẹ bầu thường có xu hướng phình to hơn. Đồng thời, các mạch máu cũng nở rộng và dễ bị tổn thương hơn bình thường. Để tránh bị chảy máu cam, mẹ bầu nên cố gắng giữ ẩm cho mũi. Đồng thời cũng nên tránh những hành động thô bạo với mũi như ngoáy mũi.

9/ Sưng và phù nề

Chứng sưng chân, tay cũng không có gì lạ với mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu sưng quá đi kèm đau nhức, mẹ bầu phải đi thăm khám ngay lập tức để tránh những biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế thức ăn quá mặn để tránh làm tình trạng phù nề thêm tồi tệ.

10/ Viêm âm đạo do nấm

Bình thường, “cô bé” vốn đã là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ. Khi mang thai, nơi đây lại càng tạo điều kiện cho nấm phát triển. Vì vậy, nguy cơ viêm nhiễm âm đạo do nấm, vi khuẩn sẽ càng tăng thêm.


Khi mang thai, mẹ chịu bao điều khó chịu

Tại sao thường bị chảy máu chân răng trong thời gian mang thai?
Trong thời gian mang thai mình hay bị chảy máu chân răng, nhất à mỗi lúc đánh răng. Sanh xong là không bị nữa, không biết các mẹ có ai bị như mình không?


Khi mang thai, mẹ chịu bao điều khó chịu

Bí quyết không bị táo bón thai kỳ
Táo bón thai kỳ là một hiện tượng phổ biến ở hầu hết các thai phụ. Do nhiều nguyên nhân : thay đổi hormone, cách ăn uống, sử dụng thuốc bổ... và tác hại của nó cũng khôn lường : khó chịu, chất độc tích tụ, gây thiếu hụt dinh dưỡng cho bào thai, đặc biệt khi sử dụng nhiều sức để rặn thì dễ dẫn...

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc