Khi mang thai nên kiêng làm gì
Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ trở nên nhạy cảm, thậm chí có vẻ yếu đuối hơn hẳn. Không chỉ sức khỏe bản thân, bất cứ hành động nào của bạn cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng. Nhất là với những hành động dưới đây, hoàn toàn không an toàn cho thai nhi đâu mẹ nhé!
Nhiều hành động tưởng chừng vô hại, nhưng lại có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và em bé trong bụng
1/ Leo trèo, bê vác vật nặng
Thực tế, 2 việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, khi leo trèo hoặc bê vác vật nặng, mẹ bầu có nguy cơ bị trượt ngã cao hơn rất nhiều, bởi khả năng giữ thăng bằng kém. Hơn nữa, khi bê vác vật nặng, bạn có thể vô tình gây áp lực quá mức lên bụng, có thể dẫn đến những cơn co thắc tử cung. Đó là lý do vì sao các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên hạn chế leo trèo lên cao hoặc làm việc nặng. Nếu cần, bạn đừng ngại nhờ anh xã, đồng nghiệp hoặc người xung quanh giúp một tay nhé.
2/ Hạn chế gập người lên xuống
Tư thế cúi gập người nhặt đồ vật gì đó dễ gây ảnh hưởng đến cột sống. Hơn nữa, khi cúi người, máu dồn xuống đầu cũng có thể gây choáng váng, dẫn đến té ngã gây nguy hiểm cho thai nhi.
3/ Kiêng bắt chéo chân hay gập gối
Thói quen ngồi bắt chéo chân sẽ làm hạn chế lưu thông máu, đồng thời gây nên tình trạng đau lưng, đau cổ nếu phải ngồi lâu. Do khi chân này bắt lên chân kia, hông sẽ xoắn lại và gây nên áp lực lên xương chậu, đồng thời làm ảnh hưởng đến hệ thống xương và cơ ở phần cổ, lưng giữa và lưng dưới. Để đảm bảo sức khỏe khi mang thai, bạn nên ngồi thẳng, chân khép, đặt vuông góc với mặt đất. Tốt nhất, nên phân đều lực lên hai chân và chú ý ngồi thẳng lưng.
Bà bầu ngồi bắt chéo chân: Cẩn thận không nguy!
Trong 3 tháng đầu, thai nhi chưa phát triển và bụng cũng không quá lớn, nhiều mẹ bầu vẫn giữ nguyên thói quen ngồi bắt chéo chân mà không hề hay biết tư thế này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
4/ Kiêng đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột
Chuyển tư thế đột ngột có thể làm mẹ bầu bị choáng, dễ ngất xỉu. Tốt nhất, bạn nên vịn tay vào gối từ từ di chuyển đến phần trước ghế ngồi, duỗi thẳng hai chân, phân phối trọng lượng cơ thể đều trên cả hai chân, dùng tay hỗ trợ và nhẹ nhàng đứng lên.
5/ Kiêng đứng quá lâu
Đứng quá lâu gây cản trở lưu thông máu, gây sưng và khó chịu mắt cá nhân, bàn chân, thậm chí chân bị phù nề… Những tác động này ảnh hưởng không tốt cho thai phụ. Vì thế, nếu bắt buộc phải đứng lâu, bạn nên để một chân lên một chiếc ghế nhỏ, đổi tư thế với chân kia trong 5 – 10 phút nhé!
6/ Kiêng mang giày cao gót
Mang giày cao gót khiến trọng lượng tâp trung vào mũi chân, máu huyết lưu thông không tốt, dễ gây phù nề bàn chân. Hơn nưa, mang giày cao gót khi mang thai dễ gây té ngã, ảnh hưởng tiêu cực đến em bé trong bụng mẹ. Tốt hơn hết, mẹ nên thay giày cao gót bằng giày bệt hoặc giày đế thấp, để cân bằng trọng lượng cơ thể và đi lại dễ dàng hơn. Trong trường hợp quá mê mẩn, không thể từ bỏ giày cao gót, mẹ cũng lưu ý nên chọn giày đế xuồng, có chiều cao không quá 5 cm.
7/ Hạn chế leo cầu thang
Leo cầu thang giúp bạn tăng cường khả năng vận động của các cơ vùng chậu, đùi và mông giúp mẹ sinh nở nhanh chóng hơn và thúc đẩy khả năng phục hồi sau sinh. Hơn nữa, vận động bằng cách leo cầu thang cũng giúp tăng cường chức năng tim mạch.
Lợi ích là thế, nhưng bà bầu không nên lạm dụng việc leo cầu thang. Bởi khi leo cầu thang nhiều sẽ tăng áp lực lên cột sống cũng như tăng độ ma sát giữa các khớp, làm tình trạng đau lưng, nhức mỏi gối khi mang thai trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, lúc xuống cầu thang, khả năng xương khớp chịu tổn thương sẽ tăng gấp 3 lần.
Lưu ý dành cho mẹ: Khi lên xuống cầu thang, bạn nên nắm chắc tay cầm, đồng thời tránh nghe điện thoại để giảm thiểu nguy cơ vấp ngã.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.