Kiến thức sơ đẳng bầu cần biết
Mang thai cũng là một công việc, và để thành công, ít nhất, bạn cần đảm bảo mình đã có đủ những kiến thức cơ bản nhất. Đừng bỏ qua những điều sau đây để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ nhé!
Để chăm sóc bản thân tốt hơn, mẹ bầu nên tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản
1/ Cẩm nang mang thai: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Khi mang thai, tình trạng thừa đạm hoặc tinh bột nhưng thiếu các dưỡng chất dinh dưỡng rất dễ xảy ra, nhất là với những mẹ đặt tiêu chí “chắc bụng” lên đầu. Mẹ bầu nên chú ý bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bột, đường , đạm và vitamin trong suốt thai kỳ. Chia nhỏ bữa ăn để hạn chế nạp quá nhiều năng lượng cho cơ thể. Trung bình, mỗi ngày bạn chỉ nên bổ sung thêm khoảng 300 – 400 calo tùy vào giai đoạn và cân nặng của bạn trước khi mang thai. Bổ sung đủ nước và tránh những thực phẩm có hại cho mẹ bầu.
Trong trường hợp không bổ sung đủ dưỡng chất thông qua thực phẩm hằng ngày, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được uống vitamin bổ sung. Không nên tự ý uống các loại thuốc bổ sung vitamin. Thiếu hay thừa vitamin đều có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé cưng.
Nguyên tắc dinh dưỡng đỏ, vàng, xanh cho bà bầu
Chuyện ăn uống trong thai kỳ làm không ít bà bầu đau đầu. Nên và không nên ăn gì luôn là vấn đề nan giải. Người thì bảo cái này tốt, người lại khuyên cái kia tốt hơn. Vì vậy, nếu đang băn khoăn về thực đơn dinh dưỡng cho bản thân, mẹ bầu tham khảo ngay danh sách thức ăn phân loại theo quy tắc...
2/ Cẩm nang bà bầu: Đề phòng và xử lý những biến chứng trong thai kỳ
Không phải mẹ bầu nào cũng suôn sẻ trong suốt 9 tháng “mang nặng”. Chuẩn bị trước những kiến thức cơ bản giúp mẹ bầu biết cách ứng phó trước những biến chứng không mong đợi khi mang thai.
– Nhau thai bám thấp: Chỉ có 5% thai phụ gặp phải tình trạng này. Để tránh trường hợp ra máu quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và xác định liệu bạn có nên sinh mổ để an toàn hơn.
– Tiểu đường thai kỳ: Vào tuần thứ 24 -28 của thai kỳ, có khoảng 3-8% phụ nữ mang thai có mức đường huyết lên cao quá mức quy định. Thông thường, các trường hợp này sẽ tự động hết khi kết thúc quá trình mang thai. Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng, tránh những món ngọt hoặc quá nhiều đường. Một số trường hợp cơ thể không sản sinh đủ insulin, bác sĩ có thể kê toa để bạn được tiêm bổ sung.
– Tiền sản giật: 10% phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi tiền sản giật trong thai kỳ của mình. Đặc biệt, những thai phụ có tiền sử cao huyết áp có nguy cơ bị tiền sản giật khá cao. Sinh mổ là lựa chọn được cân nhắc trong các trường hợp bị tiền sản giật.
– Thiếu ối: Tại các thời điểm khác nhau trong thai kỳ, có 4% mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu ối. Nếu gặp trường hợp này, mẹ bầu cần được theo dõi cẩn thận để đảm bảo bé cưng vẫn có thể phát triển một cách bình thường.
Đương đầu với những khó chịu khi mang thai
Nuôi dưỡng một sinh linh trong bụng cũng đồng nghĩa với cuộc tổng tấn công của hàng tá những cơn đau vật lý khó chịu. Mẹ bầu phải làm sao để giảm bớt những tác dụng phụ này?
3/ Cẩm nang bà bầu: Quan hệ khi mang thai
Trừ một số trường hợp kiêng cữ theo yêu cầu của bác sĩ, quan hệ khi mang thai vẫn rất an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí nhiều mẹ vẫn có thể “yêu” cho tới ngày cuối cùng trước khi “lên thớt”. Khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, hệ thống thần kinh của bé vẫn chưa đủ nhạy cảm để nhận thấy bất cứ điều gì trong giai đoạn này. Hai bạn có thể tự nhiên, không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý tư thế “yêu” khi mang thai, nên tránh những tư thế tạo áp lực lên bụng của bạn.
4/ Cẩm nang bà bầu: Tập thể dục khi mang thai
Tập thể dục đều đặn khi mang thai là cách đơn giản giúp bạn duy trì cân nặng và ổn định sức khỏe. Không chỉ vậy, một số bài tập trong thai kỳ có thể giúp bạn giảm bớt khó chịu, thậm chí góp phần giảm bớt đau đớn khi sinh. Mẹ bầu nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phụ hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
5/ Cẩm nang bà bầu: Lưu ý sức khỏe
Với sức đề kháng kém hơn bình thường, mẹ bầu trở thành đối tượng tấn công của nhiều loại virut. Bị bệnh khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho bé nếu không được điều trị hợp lý. Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Tốt nhất, để tránh những tác động xấu của một số căn bệnh, mẹ bầu nên tiêm phòng trước khi mang thai đầy đủ.
Việc thay đổi hormone khi mang thai có thể gây viêm nhiễm và ngứa ngáy cho “cô bé” của bạn. Điều này rất bình thường, bạn không cần ngại ngùng, nên nói với bác sĩ để được điều trị sớm. Viêm nhiễm khi mang thai nếu không được điều trị hợp lý có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, thai chết lưu, sinh non, thậm chí nhiễm trùng sơ sinh với tỷ lệ tử vong cao.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Kinh nghiệm trị ho cho bà bầu
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.