Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2019

Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?

Sau khi quan hệ vài ngày, một số mẹ bị ra máu nhưng lại lầm tưởng là máu của chu kỳ kinh nguyệt. Vậy kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không? Nhanh chóng phân biệt sự khác nhau giữa máu kinh nguyệt và máu báo thai sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc cơ thể cũng như biết liệu mình có mang thai hay không.

Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?

Kinh nguyệt ít có thể là dấu hiệu mang thai tuần đầu, cũng có thể là dấu hiệu báo động sức khỏe

Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?

Để giải đáp thắc mắc “Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?”, bạn cần hiểu nguyên nhân vì sao máu báo thai lại xuất hiện sau khi quan hệ.

Sau khi giao hợp, nàng trứng và chàng tinh binh may mắn nhất tạo thành phôi thai. Tiếp theo là sự di chuyển của phôi thai vào trong buồng tử cung và bắt đầu giai đoạn làm tổ để tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ người mẹ cho quá trình phát triển. Trong quá trình “xây tổ”, phôi thai sẽ xâm lấn vào niêm mạc tử cung, đồng thời vô tình làm màng tử cung bị bong tróc. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết tại âm đạo, một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhưng thường bị “ngó lơ” vì lầm tưởng với máu của chu kỳ kinh nguyệt.

Một số trường hợp máu báo thai lại chỉ nhỏ vào giọt nhưng cũng có vài mẹ bầu lại ra rất nhiều máu. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào thể trạng mỗi người nên bạn không cần quá lo lắng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, thời gian xuất hiện của máu báo thai thường là khoảng từ 8 đến 15 ngày sau khi quan hệ tình dục không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai.

Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?

20 dấu hiệu mang thai sớm và chuẩn xác nhất
Không cần đợi tới khi que thử thai hiện lên 2 vạch chói mắt bạn mới biết mình đã có thai. Với 20 dấu hiệu mang thai dưới đây, bạn có thể chắc chắn về sự tồn tại của một sinh linh bé nhỏ trong bụng mình rồi đấy!

Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt

Nếu muốn biết chính xác kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không, bạn cần nhanh chóng phân biệt giữa máu báo thai và máu kinh nguyệt để có được câu trả lời thỏa đáng. Dù cả hai đều là hiện tượng chảy máu âm đạo nhưng vẫn có một số điểm khác biệt.

Máu báo thaiMáu kinh nguyệt
Màu sắcNâu hay hồng phớtĐỏ thẫm
Lượng máu xuấtChỉ nhỏ 1 ít giọt máu với lượng máu đều nhau vào mỗi ngàyThường xuất khá nhiều và lượng máu trung bình mỗi chu kỳ hằng tháng là khoảng từ 80 đến 100ml kéo dài từ 3 đến 5 ngày.
Biểu hiện kèm theoXuất máu không đi kèm dịch nhầy và thường máu không vón cụcXuất máu kèm dịch nhầy ở cổ tử cung, một số mảng bong tróc ở niêm mạc và thường có máu cục

Nếu thấy xuất hiện chảy máu âm đạo, bạn cần sử dụng băng vệ sinh ngay để sớm xác định là trường hợp máu báo thai hay máu kinh nguyệt thông qua màu sắc của máu. Nếu thấy máu có màu hồng phớt hay nâu, bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra kết quả hay đến các trung tâm y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm. Ngược lại, nếu máu có màu đỏ thẫm, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì đây chỉ là hiện tượng kinh nguyệt bình thường.

Một số biểu hiện bất thường cần đến bệnh viện để kiểm tra

  • Máu xuất quá nhiều kèm theo các cục máu đỏ tươi, đau bụng dưới hay sốt cao…Đây có thể là dấu hiệu của việc động thai, sảy thai.
  • Màu sắc của máu chuyển thành nâu đen đi kèm triệu chứng chuột rút phần bụng hay đau một bên vùng bụng…Đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang mang thai ngoài tử cung.
  • Nếu thấy âm đạo chảy máu kèm theo tình trạng ngứa rát vùng kín, sưng tấy, có mùi hôi khí hư thay đổi về màu (vàng, xanh hay nâu) hoặc mùi…, bạn cần đến các bệnh viện phụ sản lớn để tiến hành kiểm tra và xét nghiệm. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy các mẹ đang mắc phải một số bệnh phụ khoa ở phụ nữ.

Chắc hẳn bạn cũng đã giải đáp được thắc mắc kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không cũng như là máu báo thai có khác biệt như thế nào đối với bạn. Sau khi quan hệ từ 8 đến 15 ngày, nếu bị chảy máu âm đạo, bạn cần sử dụng băng vệ sinh ngay để sớm phân biệt trường hợp máu báo thai hay máu kinh nguyệt thông qua màu sắc máu. Điều này sẽ rất giúp ích cho các mẹ trong việc nhanh chóng tìm kiếm những cách chăm sóc cơ thể phù hợp.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc