Mách mẹ 20 điều thú vị về sự phát triển của thai nhi

shape

30 Th09

Martin NguyenTh09 30, 2019

Mách mẹ 20 điều thú vị về sự phát triển của thai nhi

Tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi luôn luôn khiến các mẹ bầu phấn khích. Chắc chắn 20 sự thật thú vị dưới đây sẽ khiến mẹ càng thêm vui vẻ, tự hào vì đã được đón thiên thần nhỏ đến với cuộc sống của mình đấy!

Mách mẹ 20 điều thú vị về sự phát triển của thai nhi

Bên trong cơ thể của mẹ bầu có rất nhiều điều kỳ diệu đang diễn ra

1/ Chỉ cần ít nhất 1 tinh trùng để quá trình thụ tinh có thể diễn ra, nhưng phải có hơn 100.000 tinh binh tham gia vào mỗi cuộc hành trình mới tìm được “người chiến thắng”.

2/ 24 tiếng là thời gian cần thiết để trứng và tinh trùng thụ tinh. Quá trình mang thai của bạn sẽ bắt đầu sau đó, mặc dù bạn không hề hay biết.

3/ Chỉ có 2% phụ nữ mang thai có cơ hội mang thai đôi, và khả năng bạn sinh được một cặp song sinh cùng trứng là hoàn toàn ngẫu nhiên.

4/ Là công chúa hay hoàng tử? Người quyết định là anh xã chứ không phải bạn. Tất cả trứng được sản sinh ra đều mang nhiễm sắc thể X, trong khi có tinh trùng mang nhiễm sắc thể X hoặc Y.

5/ Sau 6 tuần, mặc dù vẫn nhỏ như một hạt đậu, nhưng thai nhi đã có nhịp tim của riêng mình.

6/ Tại tuần thứ 8 của thai kỳ, bé cưng của bạn mới chính thức được coi là một “bào thai”.

7/ Tuần thứ 10 của thai kỳ, nếu chạm tay vào bụng, bạn có thể cảm nhận bé cưng đang “luồn lách” phía bên trong cơ thể mình.

8/ Tất cả các cơ quan chính của thai nhi, bao gồm tim, phổi, thận, não và ruột đã được hình thành ở tuần thứ 10. Đây cũng là thời điểm thích hợp để làm một số xét nghiệm quan trọng.

Mách mẹ 20 điều thú vị về sự phát triển của thai nhi

Xét nghiệm khi mang thai: Xử lý tin xấu
Bạn thường phải trải qua rất nhiều xét nghiệm khi mang thai. Có thể một kết quả bất thường chỉ là báo động giả nhưng cũng đủ làm bạn thót tim. Những thảo luận chi tiết với các chuyên gia và chỉ ra vấn đề thực sự sẽ giúp bạn quyết định chính xác mình phải làm gì trong các bước tiếp theo.

9/ 12 tuần, bé cưng chỉ nặng tương đương một chiếc máy nghe nhạc

10/ 13 tuần tuổi, bé cưng hình thành dấu vân tay “độc nhất vô nhị” của mình

11/ Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu mọc những sợi tóc đầu tiên của mình. Bé cũng có lông mày, lông mi và một lớp lông tơ mỏng bao phủ khắp người để giữ ấm.

12/ Nếu siêu âm ở tuần thứ 20, bạn có thể nhìn thấy bé cưng, với phiên bản gần như hoàn chỉnh. Thân và tứ chi bắt đầu tăng trưởng chậm hơn, từ giai đoạn này trở đi. Tuy nhiên, trọng lượng và kích thước cơ thể bé sẽ bắt đầu phát triển với một tốc độ “chóng mặt”.

13/ Một em bé 21 tuần tuổi sẽ có trọng lượng và chiều dài tương đương một quả chuối.

14/ 24 tuần tuổi, trí não bé bắt đầu phát triển vượt trội. Bé có thể phân biệt được giọng nói của mẹ và ba. Thậm chí, theo nhiều nghiên cứu, nếu liên tục cho bé nghe một bài nhạc vào giai đoạn này, bé có khả năng nhớ nó sau khi sinh.

15/ Tuần thứ 24 là cột mốc quan trọng trong thai kỳ, không chỉ bởi vì sự phát triển vượt bậc của thai nhi mà còn vì khả năng sống sót nếu được sinh ra trong giai đoạn này tốt hơn, khoảng 39%.

16/ Bạn có biết thai nhi nuốt nước ối và thải lại qua đường tiểu khi còn ở trong bụng mẹ? Toàn bộ nước ối của mẹ sẽ được tái tuần hoàn và bổ sung sau mỗi 3 giờ. Vì vậy, mẹ nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể khi mang thai để duy trì lượng nước ối ở mức an toàn nhé.

Mách mẹ 20 điều thú vị về sự phát triển của thai nhi

Thiếu nước ối: Báo động đỏ về sức khỏe thai nhi
Lượng nước ối sẽ tăng giảm mỗi ngày do bé cưng thường xuyên nuốt nước ối và chuyển ra ngoài theo đường nước tiểu. Tuy nhiên, nếu nước ối ít hơn 200 ml hoặc chỉ số ối nhỏ hơn hoặc bằng 5cm, mẹ bầu đang có dấu hiệu thiếu nước ối. Tùy từng thời điểm của thai kỳ, thiếu nước ối có thể là dấu hiệu...

17/ Thai nhi 27 tuần tuổi có thể mở mắt và có thể học cách tập trung vào điểm sáng, tối.

18/ Nhau thai của mẹ bầu ở tuần thứ 40 có kích thước của một đĩa ăn lớn, với độ dày từ 2-3 cm, và nặng 650 gr.

19/ Những tháng cuối thai kỳ, nhịp tim của mẹ có thể ảnh hưởng nhịp tim của thai nhi. Tim mẹ đập nhanh, tim bé cũng đập nhanh theo. Đó chính là lý do các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên thư giãn và giữ tinh thầnh thoải mái

20/ Chỉ có 5% trẻ sinh ra đúng ngày dự sinh.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Tiền sản giật và sản giật ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi như thế nào?
  • 5 “việc không tên” gây hại đến thai nhi

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc