Mách mẹ bầu bí quyết ăn uống chuẩn theo thời tiết
Bổ sung đủ dưỡng chất sẽ giúp bầu nâng cao thể trạng và phòng ngừa một số bệnh thường gặp theo từng mùa
1/ Dinh dưỡng khi mang thai mùa nóng: Cẩn thận bệnh đường tiêu hóa
Thời tiết khô nóng không chỉ làm mẹ bầu khó chịu mà còn khiến vi khuẩn phát tán nhanh chóng. Ăn uống sai cách vào mùa hè có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Bà bầu nên ăn gì để tốt cho hệ tiêu hóa? Tham khảo ngay nhé!
– Bên cạnh lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, trái cây còn bổ sung thêm một lượng chất xơ phong phú, kích thích nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tối đa công suất. Đặc biệt, mùa hè là thời điểm trái cây nhiều và đa dạng nhất trong năm. Mẹ bầu có thể tha hồ chọn lựa mà không cần quá lo về hóa chất.
– Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu cũng nên bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và protein từ các loại ngũ cốc. Một lượng ngũ cốc hợp lý sẽ giúp mẹ bầu giảm chứng khó tiêu và phù nề.
– Gừng và nghệ, bộ đôi thân thiện với hệ tiêu hóa. Nghệ giảm kích ứng, đẩy nhanh quá trình hồi phục của dạ dày. Trong khi đó, gừng có tác dụng kích thích dạ dày tiết men và phòng chống tiêu chảy.
– Sữa chua, sữa uống lên men, kim chi, súp miso… là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn cho đường ruột, gợi ý hoàn hảo cho chế độ dinh dưỡng ngày hè của mẹ bầu.
Bà bầu nên ăn hoa quả gì vào mùa hè?
Bà bầu nên ăn hoa quả gì trong những ngày nắng nóng của mùa hè? Tham khảo ngay 9 loại trái cây ngon ngọt, bổ dưỡng sau bầu ơi!
2/ Mùa lạnh lạnh bầu ăn gì?
Ngoài việc giữ ấm cơ thể, tránh để nhiễm lạnh đột ngột, mẹ bầu cũng cần một chế độ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh.
– Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, dâu tây… chứa nhiều vitamin C, rất tốt trong việc tăng sức đề kháng, ngăn ngừa sự tấn công của vi-rút, bảo vệ các tế bào.
– Bổ sung vitamin D: Không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển xương, vitamin D còn có ảnh hưởng lớn đối với hệ miễn dịch. Ngoài tắm nắng, bầu có thể bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm hàng ngày: sữa chua, trứng, bơ…
– Thực phẩm giàu can-xi: Để phòng ngừa những cơn chuột rút khi trời lạnh, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu nên ưu tiên thực phẩm giàu can-xi. Chẳng hạn như: sữa, chế phẩm từ sữa, phô mai, sữa đậu nành, các loại đậu, hải sản…
– Bổ sung nước đầy đủ: Thiếu nước có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe mẹ bầu. Chẳng hạn như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, ngất… Đặc biệt, không bổ sung đủ lượng nước cần thiết trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
Uống nước khi mang thai, bao nhiêu là đủ?
Cơ thể cần nước để duy trì các hoạt động trao đổi chất diễn ra một cách bình thường. Bạn có thể không ăn nhưng cần nước để duy trì sự sống. Đặc biệt, trong thời gian mang thai, nhu cầu nước của cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều. Liệu mẹ bầu đã uống đủ nước khi mang thai?
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.