Mách mẹ bầu cách tận dụng những lợi ích từ xoài
Bạn có biết, chỉ cần khoảng 200 gram xoài có thể đáp ứng được 25% nhu cầu vitamin C và gần 60% nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể? Không chỉ vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhờ chứa nhiều các dưỡng chất có lợi như vitamin B6, vitamin E, pectin, phốt pho, kali và magiê, bà bầu ăn xoài là cách đơn giản để phòng ngừa bệnh và tăng cường sức khỏe trong thời gian mang thai. Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, ăn xoài sai cách cũng có thể khiến mẹ bầu trở thành “nạn nhân” của nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
Xoài chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nhưng chỉ khi bạn biết cách ăn đúng
1/ Lợi ích khi bà bầu ăn xoài
– Tốt cho hệ tiêu hóa: Ngoài đu đủ, xoài cũng là một trong những loại trái cây chứa enzym “thần kỳ” có khả năng phá vỡ protein, tạo điều kiện cho quá trình hấp thu của cơ thể. Đồng thời, giống như nhiều loại trái cây khác, hàm lượng chất xơ dồi dào trong xoài cũng là tác nhân quan trọng, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và bài tiết của cơ thể.
– Giảm huyết áp: Với hàm lượng kali cao, ăn xoài khi mang thai là cách đơn giản và tự nhiên nhất giúp điều chỉnh huyết áp hiệu quả.
– Ngăn ngừa cholesterol cao: Chất xơ, vitamin C và hàm lượng pectin trong xoài có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp cải thiện đáng kể tình trạng mỡ trong máu.
– Tốt cho mắt: Bà bầu ăn xoài giúp bổ sung một lượng vitamin A dồi dào cho cơ thể, giúp tăng cường khả năng thị giác và ngăn ngừa tình trạng khô mắt, quáng gà.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Không chỉ có một lượng vitamin A và C dồi dào, xoài còn chứa hơn 26 loại carotenoids khác nhau, giúp tăng cường và duy trì sự bền vững của “bức tường” miễn dịch của cơ thể.
– Cải thiện trí nhớ hiệu quả: Đãng trí là một trong những lời than phiền phổ biến của rất nhiều mẹ bầu và các bà mẹ sau khi sinh. Nếu cũng là một trong những “nạn nhân” của chứng hay quên, sao bạn không thử ăn xoài? Theo các chuyên gia, hàm lượng axit glutamine trong xoài có tác dụng cải thiện trí nhớ và tăng cường hoạt động của các tế bào não.
Đừng bỏ lỡ những lợi ích từ xoài mang lại, bầu nhé!
– Đối phó tình trạng thiếu máu: Có hàm lượng sắt cao, xoài là một trong những thực phẩm bổ sung sắt hiệu quả. Đồng thời, lượng vitamin C dồi dào trong xoài cũng hỗ trợ hiệu quả khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
– Tốt cho hệ xương: Vitamin K chứa trong xoài có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục của những chỗ xương bị nứt, tăng cường khả năng hấp thụ canxi và sản sinh chất protein osteocalcin giúp xương chắc khỏe.
– Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Ăn xoài giúp bổ sung axit folic cho cơ thể mẹ bầu, giúp ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh hiệu quả.
– Xử lý chứng đau đầu khi mang thai: Theo nghiên cứu, thường xuyên ăn xoài là cách đơn giản giúp hạn chế tình trạng đau đầu khó chịu. Các chuyên gia cho rằng, đó là nhờ riboflavin, một loại vitamin B có trong xoài.
– Làm đẹp da: Không chỉ ngăn ngừa mụn và những vấn đề trên bề mặt da, thường xuyên ăn xoài còn giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu dưới da, giúp làm sạch và ngăn ngừa nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông, một trong những nguyên nhân gây tổn hại da phổ biến nhất. Ngoài cách ăn trực tiếp, bầu có thể sử dụng xoài như một lớp mặt nạ tự nhiên để chăm sóc da.
2/ Những nguy cơ khi ăn xoài không đúng cách
– Hàm lượng calo cao: Tuy nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng bù lại, hàm lượng carbonhydrate trong xoài cũng khá cao. Vì vậy, theo các chuyên gia, ăn xoài quá nhiều trong thời gian mang thai, nhất là trong 3 tháng cuối sẽ khiến bạn khó kiểm soát cân nặng của mình.
– Tác nhân gây dị ứng: Phần mủ xoài, nhất là trong xoài xanh có thể khiến dạ dày của bạn trở nên khó chịu hoặc gây dị ứng da khi tiếp xúc.
– Cẩn thận với xoài lai và xoài chín nhân tạo: Không chỉ mất hết những lợi ích dinh dưỡng, xoài lai và các loại xoài chín ép đều chứa chất hóa học có thể khiến mẹ bầu bị đau đầu, chóng mặt, khó chịu dạ dày và nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
– Nguy cơ tiểu đường: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những mẹ bầu có tiền sử tiểu đường hoặc đang bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn xoài chín, bởi so với các loại trái cây khác, xoài là loại trái cây có hàm lượng đường khá cao.
Tiểu đường thai kỳ: Ăn sao cho đúng, hiểu sao "cho chuẩn"
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, nếu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý lại càng quan trọng hơn. Bằng cách thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp những bài tập thể dục, mẹ có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ...
3/ Ăn xoài khi mang thai đúng cách
– Cách lựa xoài: Để phân biệt xoài chín tự nhiên hay sử dụng hóa chất, mẹ bầu có thể dựa vào một số những dấu hiệu sau đây:
- Xoài chín ép thường có một lớp phủ dạng bột màu xám trắng hoặc đen mỏng bên ngoài
- Xoài chín tự nhiên có mùi thơm trong khi xoài chín ép thoang thoảng mùi tỏi
- Xoài chín cây sẽ chín đều từ trong ra ngoài và có vị ngọt nhưng nếu chín ép, xoài chỉ có vỏ ngoài màu vàng, nhưng ruột bên trong thường bị sượng, không có vị hoặc có vị “lạ lạ”
- Xoài chín “nhân tạo” thường có tuổi thọ ngắn hơn, dễ bị thâm đen hơn
– Cách ăn xoài: Nếu không thể biết được xoài bạn mua chín nhân tạo hay tự nhiên, bạn có thể thực hiện những bước sau để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với chất độc
- Rửa trước khi ăn: Ngay khi mua về, bạn nên rửa xoài dưới vòi nước để tẩy sạch những bụi bẩn và cặn hóa chất trên bề mặt quả xoài
- Gọt vỏ trước khi ăn: Sau khi rửa sạch, bạn nên rửa sạch vỏ xoài trước khi ăn. Tránh ăn trực tiếp thịt quả khi chưa loại bỏ phần vỏ.
- Rửa tay: Nên rửa tay, dao và những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với xoài bằng xà phòng và nước ấm.
Bà bầu ăn trái cây sai: Hại mẹ lẫn con!
Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, trái cây là một trong những thực phẩm cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách, không những không tận dụng được lợi ích từ trái cây, bầu còn có nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Ăn xoài chua nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ có tốt cho mẹ bầu?
- Mẹ đã biết về lợi ích của việc ăn xoài chưa?
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.