Mang thai, ăn gì cũng không ngon miệng
1/ Tam cá nguyệt thứ nhất
Dấu hiệu
Mất cảm giác ngon miệng thường đi liền với buồn nôn và ói mửa khi mang thai, có đến 70 – 85% phụ nữ gặp phải triệu chứng này. Ốm nghén có thể là cách cơ thể bạn phản ứng trước những loại thực phẩm có hại cho bé. Điều này giải thích lý do tại sao phụ nữ không muốn ăn một số loại thức ăn nào đó.
Tăng trưởng hormone, bao gồm estrogen và HCG chỉ có ở người mang thai đóng vai trò trong triệu chứng buồn nôn, nhạy cảm với mùi thức ăn và làm giảm sự thèm ăn. Nhiều mẹ thậm chí có thể cảm thấy như có vị của kim loại trong miệng.
Ăn gì luôn là vấn đề khiến các mẹ đau đầu
Giải pháp
– Uống nhiều nước: Đảm bảo cơ thể uống đủ nước quan trọng hơn là một lượng calo nào đó. 8 ly nước mỗi ngày là vừa đủ. Mẹ bầu có thể uống nước chanh hoặc trà gừng khi cảm thấy buồn nôn.
– Chia nhỏ bữa ăn: Ăn đủ 6 bữa mỗi ngày để đáp ứng khẩu phần chuẩn thay vì ép bản thân ăn thật nhiều trong mỗi bữa chính.
– Ăn nhẹ: Những lúc không cảm thấy buồn nôn, bạn nên tranh thủ nạp nhiều đạm và tinh bột phức hợp nhất có thể để giữ đường huyết ổn định và giúp no lâu hơn. Sinh tố chuối ya-ua và bánh ngũ cốc nguyên hạt là hai lựa chọn tuyệt vời mẹ nên thử.
– Tránh thức ăn đậm đà: Đã đến lúc bạn nên liệt các loại thực phẩm nhiều muối và chất béo, bao gồm các món Trung, gà nướng hoặc salad cá hồi vào danh sách đen của mình rồi đấy.
– Ăn những gì mình thích: Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm là điều mà ai cũng đề cập đến. Tuy nhiên, nếu không thể ăn được cải thìa, bạn cũng không cần phải gồng mình “ngốn” hết dĩa rau đó đâu. Bạn có thể chọn cho mình một loại rau khác, miễn là bạn thích chúng.
Alô, bác sĩ ơi!
Mỗi giai đoạn mang thai sẽ có những thời điểm bạn phải đến “thăm hỏi” bác sĩ. Đa số các xét nghiệm để bảo đảm tình trạng phát triển của bé và mẹ hoàn toàn bình thuờng. Đối với những mẹ bầu lần đầu mang thai, MarryBaby sẽ mách bạn một vài thời điểm quan trọng nhé!
– Thay đổi nhiệt độ thức ăn: Một số phụ nữ thích ăn uống đồ lạnh hoặc nóng hơn khi mang thai. Thử xem bạn thích cách nào hơn.
– Bổ sung vitamin: Bạn nên coi việc uống vitamin và các duõng chất bổ sung trước khi sinh đều đặn như đánh răng vậy. Tốt nhất là uống trước khi thụ thai một tháng hoặc trong thời điểm thụ thai. Việc này sẽ giúp bù đắp những khoảng thiếu hụt vitamin tạm thời.
– Nhờ tư vấn: Để chống buồn nôn, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung vitamin B6 hoặc thuốc điều trị nghén Diclegis được FDA (Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ) công nhận chứa vitamin B và kháng histamin (giúp giảm buồn nôn và cải thiện tình trạng chán ăn)
2/ Tam cá nguyệt thứ 2
Dấu hiệu
Nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy giai đoạn này như thời điểm vàng vì bụng to, căng lên nhưng chưa lớn lắm và nhiều mẹ tìm lại được cho mình cảm giác thèm ăn. Họ không còn cảm thấy buồn nôn và đương nhiên là không cần phải chạy ngay vào nôn trong phòng vệ sinh. Thực tế là bạn cảm thấy thèm ăn và đói cồn cào hơn bao giờ hết ở giai đoạn này.
Giải pháp
Đây là thời điểm lý tưởng để tăng lượng canxi (1,000 mg/ngày), đạm (75 mg/ngày) và folate. Chọn nhiều loại thực phẩm nhiều chất xơ như đậu và rau quả xanh sẽ làm giảm các triệu chứng khó chịu sau này như táo bón. Đặc biệt, nên tăng thêm nhiều thực phẩm giàu omega 3 như cá, giúp phát triển não bộ của bé.
Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy thèm ăn ở giai đoạn này. Vì vậy, nếu bạn vẫn bị nghén, bạn nên duy trì chế độ ăn như ở giai đoạn 3 tháng đầu. Điều này đồng nghĩa với việc uống nhiều nước, tránh các loại thức ăn đậm, ăn đủ chất và uống đủ vitamin để đảm bảo bạn đang nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho bạn và bé.
3/ Tam cá nguyệt thứ 3
Dấu hiệu
Trong những tháng cuối của thai kì, triệu chứng như buồn nôn đã hết hẳn và thay bằng vòng bụng đang dần to lên. Bạn thèm ăn như để bù cho những tháng ốm nghén đến mức muốn ăn hết những miếng cuối cùng trong đĩa. Tử cung của bạn sẽ to lên và lấn các cơ quan còn lại, khiến cả vị trí dạ dày bị thay đổi.
Tranh thủ nạp thêm thực phẩm bất cứ khi nào bạn thèm ăn
Thêm vào đó là sự bắt đầu của chứng ợ chua do sự thay đổi này có thể biến đồ ăn cay, đồ chiên hoặc trái cây họ cam quýt thành kẻ thù của bạn. Kèm theo đó là chứng táo bón do thay đổi hóc môn có thể sẽ lại làm bạn biếng ăn. Mặc dù không chán ăn nhiều như ở 3 tháng đầu của thai kì nữa, việc kiểm soát chế độ ăn uống và nạp vitamin vẫn rất quan trọng.
Giải pháp
– Chia nhiều bữa ăn nhỏ: Giống như 12 tuần đầu mang thai, các bữa ăn nhỏ sẽ giúp bạn no và đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Bạn sẽ không thể ăn nhiều hơn khi dạ dày của bạn bị chèn ép. Đặc biệt, khi hết bị nghén, đảm bảo là bạn đang nạp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu thay vì calo không bổ dưỡng. Bạn nên nói lời biệt với món bánh phô mai và chào đón sữa chua và salad trái cây.
Uống cà phê khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn thận!
Ngay khi mang thai, nhiều mẹ bầu quyết định kiêng cà phê vì muốn đảm bảo sức khỏe cho bé cưng trong bụng. Nếu là một "con nghiện" cà phê, hẳn bạn sẽ thấy khó chịu lắm đúng không? Nhưng còn cách nào khác không nhỉ?
– Bổ sung chất xơ: Tiếp tục ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ, măng tây và hạt hướng dương sẽ đẩy lùi chứng táo bón và giúp các cơ quan tuần hoàn tốt hơn.
– Áp dụng vài mẹo trong 3 tháng đầu: uống nhiều nước hoặc tùy bạn và bảo đảm là bạn luôn nạp đủ vitamin trước khi sinh.
Chắn chắn là thỉnh thoảng bạn sẽ mệt mỏi đến độ chẳng muốn ăn gì thêm. Những lúc như vậy, bạn có thể thử nghĩ đến món quà quý giá đang chờ đợi mình cuối con đường: một thiên thần xinh đẹp và khỏe mạnh. Có lẽ đó sẽ là động lực thiết thực nhất giúp bạn vượt qua đấy!
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.