Mang thai có được uống thuốc giảm đau?
Để đối phó với những con đau, mẹ bầu cần thuốc. Nhưng liệu chúng có an toàn cho con?
Trong thời gian mang thai, do sự thay đổi của nhiều loại hoóc-môn trong cơ thể và do áp lực ngày càng lớn của thai nhi đè nặng lên cột sống, mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với nhiều con đau nhức dai dẳng. Và trong nhiều trường hợp, mẹ bầu phải nhờ đến sự trợ giúp của thuốc giảm đau nhanh để có thể “chiến đấu” với những triệu chứng khó chịu này.
Những cơn đau này gồm có:
– Đau đầu hay đau nửa đầu do nồng độ hóc-môn thay đổi. Hóc-môn thai kỳ sẽ làm cho kích cỡ của các mạch máu thay đổi
– Đau lưng do tử cung ngày càng lớn dần lên đã tạo ra một lực đè lên cột sống
– Đau thắt lưng, dưới tác động của sự thay đổi hóc-môn, nó sẽ làm cho cấu trúc của các dây chằng quanh khu vực này thay đổi, đảm bảo sự sẵn sàng của khung xương chậu sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp đến
– Đau các chi dưới do việc tăng cân trong thai kỳ đã làm cho các dây thần kinh, cơ, dây chằng bị chèn ép, dẫn đến tình trạng phù nề và đau nhức
Đối phó với 7 triệu chứng khó chịu thường gặp khi mang thai
Trong quá trình mang thai, có thể bạn sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu do những thay đổi của cơ thể như: ốm nghén, chuột rút, đau lưng, táo bón hay mệt mỏi,...
Uống thuốc giảm đau khi mang thai có an toàn?
Thông thường, các bác sĩ sẽ rất hạn chế cho mẹ bầu sử dụng thuốc giảm đau. Bởi một khi các loại thuốc này đi vào cơ thể mẹ, chúng sẽ làm thay đổi đến kích thước mạch máu cuống rốn, ảnh hưởng đến việc cấp máu cho thai nhi. Các loại thuốc kháng viêm không chứa steroidal (NSAIDs) có thể gây ức chế hay thu hẹp tất cả cá mạch máu chính làm cản trở con đường vận chuyển dưỡng chất đến thai nhi, làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bé. Thậm chí, trong nhiều trường hợp còn có thể gây tử vong cho bé. Hơn nữa, phần lớn các cơn đau xảy ra ở mẹ bầu là do dây thần kinh, dây chằng và xương gặp phải vấn đề nào đó và NSAIDs lại không hiệu quả với những vấn đề này. Vì vậy, loại thuốc này không thường được khuyến cáo sử dụng cho mẹ bầu.
Opioids là một dạng khác của thuốc giảm đau, khác biệt hẳn so với NSAIDs, với thành phần thường thấy: tramadol, morphine và codeine. Tuy nhiên, theo sự phân loại thuốc của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), tramadol được cho là không an toàn đối vơi phụ nữ đang mang thai và phân hạng của nó nằm trong nhóm thuốc hạng 3 vì:
– Chưa có đủ số liệu kiểm nghiệm lâm sàng trên người về các tác dụng phụ của thuốc. Dựa vào các số liệu thử nghiệm thuốc trên động vật cho thấy tramadol có thể gây ra những tác dụng phụ lên phôi thai hay sự phát triển của thai nhi với mức độ từ trung bình cho đến nặng.
– Việc dùng tramadol trong lúc lâm bồn là điều nghiêm cấm, chống chỉ định vì nó có nguy cơ gây suy hô hấp ở thai nhi từ mức độ vừa cho đến tử vọng.
Mỗi loại thuốc giảm đau đều gây một ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của thai nhi
Biến chứng thai kỳ khi dùng tramadol
Khi mẹ bầu dùng tramadol trong thời gian dài sẽ vô tình sẽ làm cho con mình mắc phải triệu chứng cai thuốc nặng. Các triệu chứng này có thể xuất hiện trong vòng 24 đến 48 tiếng sau sinh và lúc này, trẻ sẽ khóc ré không nguôi, người run lên và hô hấp của bé cũng thay đổi theo.
Để cắt cơn đau đầu và đau nửa đầu kinh niên, một mẹ bầu 25 tuổi đã uống thuốc có hàm lượng 100mg tramadol 3 lần mỗi ngày, tương đương 300gr tramadol/ngày, trong suốt thai kỳ của mình. Khi biết được điều này, để phòng nguy cơ thai nhi mắc phải triệu chứng cai thuốc, bác sĩ đã chỉ định cô phải đến sinh tại một bệnh viên có trang thiết bị y tế đầy đủ để đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé. Đúng như dự kiến của bác sỹ, ca sinh thành công và 36 giờ sau sinh, bé đã có những dấu hiệu của triệu chứng cai thuốc nặng. Sau 3 ngày theo dõi chặt chẽ, chăm sóc tăng cường và điều trị với phenobarbital, đứa bé đã được xuất viện về nhà.
Với các số liệu nghiên cứu trên động vật cho thấy việc sử dụng tramadol liều cao sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai hay gây ra các dị tật ở thai nhi. Một biến chứng đáng chú ý khác được quan sát thấy trên phôi thai chuột là hiện tượng dị tật xương, nhẹ cân và ức chế tăng trưởng.
Tình trạng "nghiện" ở trẻ sơ sinh có đáng lo?
Mẹ có ngạc nhiên khi nghe tới "hội chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh"? Không cần lớn và tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, nhiều bé "nghiện" ngay từ khi còn trong bụng mẹ và kéo dài đến khi trẻ được sinh ra
Lưu ý khi sử dụng tramadol trong thai kỳ
Tốt nhất là mẹ bầu nên tránh xa tramadol để khỏi gặp phải bất kỳ sự cố ngoài ý muốn nào. Tuy nhiên, trong trường hợp các loại thuốc giảm đau khác không giúp cắt cơn đau được, mẹ bầu có thể dùng một lượng nhỏ tramadol nhưng không được dùng thường xuyên. Tramadol có thể xâm nhập vào hàng rào nhau tai và gây cản trở quá trình tuần hoàn của thai nhi.
Trong mọi trường hợp, liều dùng không được vượt quá 50-100mg/ngày. Đặc biệt, trước khi dùng thuốc, mẹ bầu cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn để tránh tình trạng tương tác thuốc giữa tramadol với những loại thuốc đang dùng khác vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ biên chứng khi dùng tramadol. Đối với những đối tượng nghiện hay có thói quen dùng tramadol, không nên có thai và cần được bác sĩ hỗ trợ cai thuốc trước khi có ý định mang thai.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.