Mang thai ra dịch màu nâu nhạt có lẫn máu, cảnh báo đỏ!

shape

01 Th01

Martin NguyenTh01 01, 2020

Mang thai ra dịch màu nâu nhạt có lẫn máu, cảnh báo đỏ!

Chuyện phụ nữ mang thai ra dịch màu nâu nhạt 3 tháng đầu thai kỳ là khá phổ biến. Lần đầu làm mẹ, đây có thể là vấn đề đáng lo ngại và nhiều mẹ sốt sắng đến ngay bệnh viện. Cũng rất bình thường bởi tâm lý chung bầu nào cũng sợ thai kỳ có vấn đề. Nhận được sự tư vấn từ bác sĩ vẫn là ổn nhất.

Tuy nhiên, với một số ít thai phụ, đây có thể là triệu chứng cảnh báo của một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Đặc biệt khi dịch màu nâu có lẫn máu. Cảnh báo đỏ có thể sẽ được bật!

Dịch âm đạo màu nâu báo hiệu điều gì?

Dịch âm đạo đổi màu nâu được lý giải là do lượng máu tăng và di chuyển về phía cổ tử cung nhiều hơn khi mang thai. Đây cũng là lý do khiến cho vùng kín trở nên nhạy cảm, dẫn đến xuất hiện dịch màu nâu. Quan hệ tình dục liên tục hoặc khám thai quá nhiều lần cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.

Mang thai ra dịch màu nâu nhạt có lẫn máu, cảnh báo đỏ!

Khí hư màu nâu nhạt khi mang thai, cũng đáng lo phết đấy!

Vì đây là những kích tích phía bên trong cơ thể khi mẹ đã có bé cưng nên không có gì đáng lo ngại. Nếu hiện tượng này lặp lại thường xuyên bầu cần chú ý để thông báo cho bác sĩ, vì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm:

  • Viêm vùng chậu, viêm tử cung, ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh xã hộ lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Đây cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm của thai nhi.

Có thai ra chất nhầy màu nâu lẫn máu

Thường ngày, khí hư là dịch tiết mang tính chất sinh lý quan trọng cho biết tình trạng nội tiết, sức khỏe sinh lý của chị em. Khí hư giữ cho âm đạo luôn có một độ ẩm nhất định, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể. Khi mang thai chỉ một chút thay đổi khác biệt ở dịch âm đạo thôi cũng đủ khiến mẹ bầu “đúng ngồi không yên”.

“Sức khỏe” của khí hư qua các thời kỳ mang thai được đánh giá như sau:

Trong giai đoạn đầu và tam cá nguyệt thứ ba

Nếu khí hư có mùi hơi tanh, trông như lòng trắng trứng, loãng thì được coi là hiện tượng bình thường. Nguyên nhân do khung xương chậu và thành âm đạo khi mang thai sẽ mềm hơn, đồng thời hormone thai kỳ và hormone nữ tăng cường tiết ra khiến lượng khí hư gia tăng nhằm mục đích ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây hại cho thai nhi.

Tháng cuối thai kỳ

Vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, vùng kín sẽ xuất hiện những vệt dịch nhầy có lẫn cả máu, dấu hiệu này cũng cảnh báo sắp đến thời gian chuyển dạ. Mẹ cần chuẩn bị tinh thần sẵng sàng.

Tuy nhiên, nếu khí hư lẫn máu, không có mùi kèm theo triệu chứng đau mỏi vùng mông khi mang thai từ tuần thứ 30 trở đi mà chưa đến ngày dự sinh, thai phụ cần đến gặp bác sĩ để đề phòng sinh non.

Giai đoạn sau tam cá nguyệt thứ nhất

Thời điểm này nếu khí hư có màu nâu nhạt, lẫn máu kèm theo đó là mùi hôi hoặc tanh là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm âm hộ, viêm âm đạo. Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, sảy thai khá nguy hiểm.

Đây cũng có thể là dấu hiệu cho biết các chị em đang có nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung cần có biện pháp xử lý kiệp thời nếu không sẽ đe dọa đến tính mạng của cả thai nhi lẫn thai phụ.

Viêm phần phụ cũng có thể được liệt kê vào danh sách những bệnh cần chú ý khi có hiện tượng ra khí hư nhiều màu nâu nhạt và có lẫn máu. Kèm theo đó là cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục, chóng mặt, buồn nôn,…Viêm phần phụ khá nguy hiểm hơn nữa với phụ nữ đang trong thời kì thai nghén thì càng không nên coi thường.

Ngoài ra, ra khí hư màu nâu nhạt lẫn máu khi mang thai cũng có thể do sức khỏe chị em không đảm bảo, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng.

Mang thai ra dịch màu nâu nhạt có lẫn máu, cảnh báo đỏ!

Đánh bay những lăn tăn về viêm phụ khoa khi mang thai
Viêm phụ khoa khi mang thai rất nguy hiểm. Nếu không chữa trị, bệnh có thể lây sang thai nhi và ảnh hưởng sức khỏe của mẹ bầy, mẹ không nên chủ quan!

Tóm lại, mang thai ra dịch màu nâu nhạt có lẫn máu có thể là một dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ nên dù là nguyên nhân gì thì các mẹ bầu cũng nên đi thăm khám kiểm tra kịp thời, để biết được nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sớm nhất

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc