Mang thai tháng thứ 6, mẹ bầu nên làm gì?

shape

30 Th11

Cha Mẹ TốtTh11 30, 2019

Mang thai tháng thứ 6, mẹ bầu nên làm gì?

Mang thai tháng thứ 6, mẹ bầu nên làm gì?

Trong suốt tháng thứ 6 của thai kỳ, có lẽ bạn nên “kết thân” với dầu dừa và dầu oliu đấy

1/ Sự phát triển của thai kỳ tháng thứ 6

Ở tuần thứ 24 của thai kỳ, từ đầu đến gót chân, bé lúc này dài khoảng 34cm. Trọng lượng của bé khoảng 680g.  Thai nhi không còn gầy nữa mà đã bắt đầu tích mỡ, vì thế, làn da nhăn nheo dần căng ra và bé dần giống trẻ sơ sinh hơn. Bé cũng mọc tóc nhiều hơn, nếu nhìn thấy được, mẹ có thể xác định được màu sắc và dạng tóc.

2/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

Mẹ có biết bé cưng lúc này đã nặng gần nửa kg và dài gần 30cm rồi không? Bé cũng bắt đầu có hình dạng của trẻ sơ sinh với các bộ phận trên cơ thể đã phát triển rõ ràng hơn. Bổ sung thêm nhiều dưỡng chất sẽ giúp bé phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, trong giai đoạn này,mẹ có thấy mình thường bị khô mắt và suy giảm thị lực không? Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A là điều bạn nên làm lúc này. Theo nghiên cứu, thiếu vitamin A trong thai kỳ cũng dễ khiến bé cưng bị hen suyễn sau khi sinh.

3/ Luyện tập khi mang thai tháng thứ 6

Thể thao là việc bạn nên duy trì đều đặn trong suốt thai kỳ để có một cơ thể khỏe mạnh. Khi mang thai tháng thứ 6, các bài tập kegel là một lựa chọn thông minh dành cho các mẹ. Bài tập này sẽ giúp bạn chuyện sinh nở của bạn trở nên dễ dàng hơn. Không cần nhiều, chỉ từ 2- 3 phút mỗi ngày và vùng cơ chậu của bạn đã sẵn sàng cho hành trình vượt cạn sắp tới rồi.

Mang thai tháng thứ 6, mẹ bầu nên làm gì?

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 24
Bé bắt đầu tích mỡ và dần căng da, bé cũng mọc tóc nhiều hơn. Giai đoạn này mẹ cần chú ý vận động với cường độ hợp lý và dành nhiều thời gian để gắn kết với bố cả về thể chất và tình cảm.

4/ Làm đẹp khi mang thai tháng thứ 6

Sắm đồ bầu: Lúc này, bụng đã nhô cao hơn trước rất nhiều và bạn không còn “tận dụng” được quần áo cũ của mình nữa đâu. Nên mua thêm vài bộ quần áo bầu cho bản thân. Những chiếc đầm suông rộng rãi, váy maxi dài hay một chiếc quần legging kết hợp với một chiếc áo thun free size, bạn vừa sẽ cảm thấy thoải mái và cũng không kém phần xinh đẹp nữa đấy!

Chăm sóc da: Da là một trong những vấn đề nan giải lúc này của bạn. Bụng lớn hơn đồng nghĩa với việc da bạn cũng sẽ phải căng ra, các vết rạn da xuất hiện cũng sẽ nhiều hơn. Tuy khó có thể xóa mờ những vết rạn này nhưng bạn cũng có thể khiến chúng bớt “đáng sợ” hơn mà đúng không? Dùng dầu dừa hoặc dầu oliu xoa đều lên những vùng da bị rạn. Cách này sẽ giúp da bạn mềm mại hơn và tăng khả năng đàn hồi cho da.

Mang thai tháng thứ 6, mẹ bầu nên làm gì?

Làm đẹp khi mang thai ba tháng giữa
Con khỏe, nhưng mẹ vẫn phải tươi. Những băn khoăn kiểu liệu sauna, massage, nhuộm tóc có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khiến bạn chỉ muốn buông xuôi với vẻ ngoài đang dần xuống cấp của mình. Đừng bỏ cuộc nhanh vậy mẹ bầu nhé! Ở mỗi tam cá nguyệt, bạn đều có thể bỏ túi những mẹo làm đẹp sau để...

Ngoài ra, bạn cũng nhớ đặc biệt chăm sóc và giữ gìn vệ sinh da mặt nữa nhé. Sự thay đổi các loại tiết tố trong cơ thể khi mang thai sẽ khiến bạn dễ gặp các vấn đề về mụn, tàn nhang hay nám da. Chỉ cần chú ý rửa mặt mỗi ngày 2 lần, sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài đường và nhớ che chắn kỹ càng, bạn sẽ hạn chế được những nguy cơ về da. Nếu đến công ty, một ít má hồng sẽ giúp gương mặt bạn rạng rỡ hơn hẳn. Đơn giản và dễ làm đúng không?

5/ Lưu ý khi mang thai tháng thứ 6

Trong vài tuần qua, phần chóp tử cung của bạn đã vượt cao hơn rốn và hiện có kích thước của một quả bóng đá. Hầu hết các thai phụ thực hiện xét nghiệm đường huyết GCT trong khoảng thời gian từ lúc này đến khi thai được 28 tuần. Xét nghiệm này nhằm kiểm tra “tiểu đường thai kỳ”,  tình trạng lượng đường trong máu cao khi mang thai.

Tiểu đường nếu không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ khó sinh thường hoặc phải mổ lấy thai do bé sẽ phát triển quá lớn, nhất là ở phần trên cơ thể. Nó cũng làm tăng nguy cơ các biến chứng ở trẻ như hạ đường huyết ngay sau sinh. Kết quả xét nghiệm dương tính sẽ không có nghĩa là bạn bị tiểu đường thai kỳ, mà bạn sẽ cần làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose GTT sau đó để biết chắc chắn.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc