Mang thai tuổi 35: Để sinh con khỏe mạnh

shape

30 Th09

Julia PhạmTh09 30, 2019

Mang thai tuổi 35: Để sinh con khỏe mạnh

Nếu quyết định làm mẹ ở tuổi 35 trở lên, bạn cần phải cẩn trọng hơn rất nhiều so với những người phụ nữ mang thai ở độ tuổi trẻ trung hơn.

Xin gửi đến các bạn một số lưu ý cần thiết để giúp con chào đời khỏe mạnh.

Lên lịch hẹn khám trước khi thụ thai​​

Hẹn gặp bác sĩ trước khi thụ thai nhằm đảm bảo cơ thể bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho thiên chức làm mẹ. Bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của bạn và thảo luận các thay đổi lối sống có thể giúp đem lại một thai kỳ và em bé khỏe mạnh. Việc hẹn khám trước khi thụ thai còn là thời điểm tốt để giải quyết bất kỳ mối bận tâm nào trong lòng về khả năng sinh sản hoặc mang thai ở độ tuổi của bạn. Hãy hỏi bác sĩ những cách tốt nhất để tăng khả năng thụ thai và các lựa chọn trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc thụ thai.

Kiểm tra định kỳ tiền thai sản

Trong thời gian mang thai, việc thường xuyên kiểm tra tiền thai sản giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe của bạn và bé. Hãy đề cập với bác sĩ bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khiến bạn lo lắng, ngay cả khi chúng có vẻ ngớ ngẩn hoặc không quan trọng. Ngoài ra, nói chuyện với bác sĩ về những bận tâm trong lòng có thể giúp tâm trí của bạn thoải mái hơn.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Trong thời gian mang thai, bạn sẽ cần axit folic (có nhiều trong đậu, hạt hướng dương…), canxi, sắt, protein và các dưỡng chất thiết yếu khác. Nếu bạn đã có một chế độ ăn uống lành mạnh, hãy tiếp tục thực hiện. Đừng quên bổ sung vitamin hàng ngày trước khi sinh. Lý tưởng nhất là bạn hãy bắt đầu thực hiện việc này trước khi thụ thai vài tháng. Việc bổ sung vitamin sẽ giúp ngăn ngừa một số khuyết tật bẩm sinh, như nứt đốt sống – một khuyết tật của ống thần kinh – một tình trạng mà gai xương bị hở hay cột sống có phần không kín hoàn toàn. Bác sĩ sẽ cho bạn biết cơ thể bạn cần bổ sung gì.

Mang thai tuổi 35: Để sinh con khỏe mạnh

Nghỉ ngơi hợp lý và có lối sống lành mạnh, khoa học khi mang thai

Giữ cân nặng hợp lý

Đạt được cân nặng hợp lý có thể hỗ trợ sức khỏe của bé và giúp bạn dễ giảm cân thêm sau khi sinh. Phụ nữ có cân nặng phù hợp trước khi mang thai thường được khuyên tăng từ 11 đến 16 kg. Nếu đang thừa cân trước khi bạn thụ thai, có thể bạn sẽ phải giảm cân. Nếu đang mang thai sinh đôi hoặc sinh ba, có lẽ bạn cần phải tăng cân. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để xác định tăng hay giảm cân là phù hợp với bạn.

Thường xuyên hoạt động thể chất

Trừ khi bác sĩ khuyên bạn không nên có những hoạt động thể chất, mang thai là một thời gian tuyệt vời để vận động. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp giảm bớt hoặc thậm chí ngăn ngừa cảm giác khó chịu, tăng mức năng lượng của bạn và cải thiện sức khỏe tổng thể cho bạn. Nhưng trên hết, nó có thể giúp bạn chuẩn bị cho cơn đau đẻ và sinh con bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức bền của cơ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn bắt đầu hoặc tiếp tục một chương trình tập, đặc biệt là khi bạn có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe.

Không gian ngủ sạch sẽ

Hãy bảo đảm là bạn ngủ đủ giấc trong những ngày này. Bên cạnh đó bạn cũng nên điều chỉnh lại môi trường ngủ. Các chuyên gia khuyến cáo nên đưa tivi ra ngoài phòng ngủ, còn điện thoại và máy tính thì nên đặt ở gần cửa. Hãy để phòng ngủ là nơi chỉ dành riêng cho hai vợ chồng bạn mà thôi.

Tiêm ngừa

Bạn cần bảo đảm là cơ thể bạn đã có các kháng thể cần thiết. Hãy thảo luận với bác sĩ liệu bạn có cần tiêm ngừa bệnh cúm mùa hoặc H1N1 không.

Mang thai tuổi 35: Để sinh con khỏe mạnh

Cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể để thai nhi phát triển tối ưu

Tránh các chất nguy hiểm

Nói “không” tuyệt đối với rượu, thuốc lá và ma túy bất hợp pháp trong thời gian mang thai. Một vài nghiên cứu cho rằng việc sử dụng rượu có thể góp phần khiến bạn bị sẩy thai. Bên cạnh đó, bạn cũng cần sử dụng hết trước thời điểm bất kỳ các loại thuốc hoặc thuốc bổ sung nào mà bác sĩ đã kê đơn cho bạn trước đó.

Tìm hiểu xét nghiệm tiền thai sản về bất thường nhiễm sắc thể

Các xét nghiệm chẩn đoán như lấy mẫu sinh thiết gai màng đệm và chọc ối tuy cung cấp thông tin về nhiễm sắc thể của bé hoặc nguy cơ cụ thể về các bất thường nhiễm sắc thể, nhưng đồng thời cũng có chút rủi ro dẫn đến sẩy thai. Bác sĩ có thể giúp bạn cân nhắc nguy cơ này so với giá trị mà bạn có được kết quả kiểm tra. Mặc dù hầu hết các xét nghiệm tiền thai sản chỉ đơn giản là xác nhận một em bé khỏe mạnh, điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị cho những khả năng rủi ro khác.

Bên cạnh đó, người mẹ cũng cần tránh hoặc giảm stress. Theo hiệp hội thai kỳ Hoa Kỳ, stress có liên quan đến việc bạn bị trễ hoặc mất kinh, gây khó khăn để theo dõi thời điểm rụng trứng và thụ thai.

Linh Lan

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc