Mang thai tuổi 40: Hiểm nguy rình rập!

Share this Post:
Thai giáo

Vững vàng về kinh tế, nhưng phụ nữ 40 mang thai phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bên cạnh nguy cơ cao huyết áp và tiểu đường tăng gấp 3 lần, nghiên cứu mới đây còn cho thấy nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim tăng cao với những mẹ bầu 40 tuổi

Mang thai tuổi 40: Hiểm nguy rình rập!

Cùng với niềm vui được làm mẹ, phụ nữ mang thai ở tuổi 40 cũng cảm thấy lo lắng không yên

Nghiên cứu được công bố tại Hiệp hội Đột quỵ Mỹ năm 2016 tiến hành trên 72.000 dữ liệu của các phụ nữ trong độ tuổi 50-79 trong thời gian 12 năm. Các chuyên gia so sánh tỷ lệ đột quỵ, đau tim và tử vong do bệnh tim mạch giữa những phụ nữ đã từng mang thai trên 40 tuổi và những người có con ở độ tuổi 20-30. Không chỉ có nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết và tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao, mang thai tuổi 40 cũng có nguy cơ phát triển biến chứng trong và sau thai kỳ cao hơn. Bên cạnh đó, những căn bệnh mãn tính của mẹ cũng có nguy cơ “trở chứng” trong thai kỳ. Triệu chứng căng cơ, đau khớp, giãn tình mạch ngày càng nghiêm trọng, khiến mẹ khó chịu không yên.

Theo các chuyên gia, mang thai dẫn đến một số thay đổi sinh lý trong cơ thể phụ nữ. Tim và các mạch máu trong cơ thể có thể phải tăng “năng suất” làm việc để đáp ứng đủ khối lượng máu tăng thêm để cung cấp cho cả mẹ và bé. Khả năng chịu đựng được những thay đổi sinh lý như thế và bổ sung khối lượng công việc tim mạch giảm theo tuổi tăng lên. Rối loạn chức năng tim mạch cũng vì vậy tăng lên.

An toàn cho mẹ bầu lớn tuổi

Việc mang thai ở độ tuổi 40 thật sự rất khó khăn, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Tuy nhiên, vẫn có những bí kíp giúp mẹ duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Đừng bỏ lỡ nhé!

  • Chú ý một chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa các nhóm chất. Đặc biệt tăng cường chất xơ và vitamin, hạn chế tinh bột, đường và tất cả những thực phẩm làm tăng nguy cơ tiểu đường và cao huyết áp
  • Tập thể dục thường xuyên để giúp cơ thể “đốt” năng lượng thừa. Theo các chuyên gia, càng lớn tuổi, khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng của cơ thể càng giảm. Vận động sẽ giúp tăng cường khả năng chuyển hóa, giúp thai nhi có đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.
  • Thăm khám thường xuyên: Đừng cho bác sĩ leo cây, nhất là 3 buổi khám thai quan trọng ở tuần 11 – 14, tuần 21 -24 và tuần 30 – 32 của thai kỳ. Những buổi khám thai là tiền đề để bác sĩ phát hiện những bất thường ở thai nhi hoặc vấn đề sức khỏe mẹ bầu. Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra hướng giải quyết hợp lý trong từng trường hợp.
Mang thai tuổi 40: Hiểm nguy rình rập!

3 buổi khám thai mẹ bầu không thể bỏ qua
Là một "thủ tục" không thể thiếu trong suốt 9 tháng mang thai, các buổi khám thai định kỳ sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin về tình hình sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Thông thường, mỗi tháng bầu sẽ có lịch gặp bác sĩ của mình ít nhất 1 lần. Tuy nhiên, nếu...

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: