Mất ngủ khi mang thai, nỗi khổ không của riêng ai!

shape

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2019

Mất ngủ khi mang thai, nỗi khổ không của riêng ai!

Giấc ngủ của mẹ bầu rất quan trọng đối với thai nhi. Tuy nhiên mất ngủ khi mang thai lại là một trong những vấn đề thường gặp của các mẹ bầu. Những bà bầu bị mất ngủ cả đêm phải cải thiện ngay nếu muốn thai nhi phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não.

Mất ngủ khi mang thai do đâu?

Thông thường, bà bầu sẽ ngủ nhiều hơn vào 3 tháng đầu thai kỳ, khi cơ thể quá mệt mỏi do phải huy động máu và ôxy để hình thành nhau thai, nuôi dưỡng bào thai.

Tuy nhiên, đến khoảng giữa và cuối thai kỳ, đa phần các bà mẹ tương lai đều gặp rắc rối khi tìm một giấc ngủ ngon. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị mất ngủ:

Lo âu và căng thẳng: Những lo lắng về tình trạng phát triển của thai nhi, về tình hình tài chính gia đình, các khó khăn trong công việc hay các mối quan hệ xã hội, quan hệ vợ chồng không như mong muốn…

Tiêu hóa: Thai nhi càng lớn càng ép vào dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày trào ngược thực quản. Đồng thời, hệ tiêu hóa trong giai đoạn mang thai cũng hoạt động kém và yếu đi gây chứng khó tiêu, ợ nóng và táo bón.

Những tháng cuối thai kỳ, việc bổ sung nhiều dưỡng chất cộng với những thay đổi hormon trong cơ thể sẽ làm bạn khó tìm đến giấc ngủ, ngủ không sâu và mất ngủ.

Mất ngủ khi mang thai, nỗi khổ không của riêng ai!

Có rất nhiều lý do làm bà bầu bị mất ngủ, khó ngủ trong thai kỳ

Thai nhi ngày một lớn hơn, bụng bạn ngày càng to và khó tìm một tư thế ngủ thích hợp để cảm thấy thư giãn, thoải mái.

Nhịp tim tăng: Nhịp tim của bạn sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con. Tim bạn phải làm việc mệt nhọc hơn bình thường rất nhiều.

Hô hấp: Do tác động của hormon khi mang thai làm hơi thở mẹ chậm và sâu, cảm giác hít thở khó khăn. Càng về sau càng khó thở hơn khi dạ con chiếm chỗ và ép lên cơ hoành.

Mức carbon dioxyde thấp trong máu làm tăng thở nông làm thai phụ càng cảm thấy khó chịu hơn, ảnh hưởng đến cả chất lượng nghỉ ngơi và giấc ngủ.

Tiểu đêm và tăng lượng urê: Thận của mẹ bầu lúc này phải làm việc thêm 30-50% để lọc thêm khối lượng máu trong suốt quá trình mang bầu. Kết quả là lượng urê tăng vọt và bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn. Hơn nữa, dạ con ngày một lớn và chèn ép bàng quang làm mẹ bầu đi tiểu nhiều khi mang thai. Đây là nguyên nhân lớn làm bà bầu bị mất ngủ cả đêm.

Mất ngủ khi mang thai, nỗi khổ không của riêng ai!

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm: Những điều con muốn nói
Rõ ràng, thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là quấy rối giấc ngủ của mẹ, điều này đôi khi khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Nhưng chẳng phải bé đạp ít hoặc không đạp còn đáng lo hơn sao.

Đau lưng và chuột rút: Cơn chuột rút thường diễn ra đột ngột ở đùi, bắp chân, sau đó là cơn đau tại chỗ chuột rút làm bà bầu phải thức giấc vì đau.

Lúc này, lưng và chân ngày càng phải chịu đựng sức nặng của em bé nên thai phụ dễ gặp phải chứng đau vùng lưng. Đây là nguyên nhân phá vỡ giấc ngủ.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với bà bầu

Ngủ đủ giúp mẹ bầu phục hồi năng lượng:

Khi mang thai, cơ thể mẹ phải trải qua áp lực lớn: Tim làm việc gấp 5 lần bình thường, thận tăng tốc hết sức để thích ứng với sự gia tăng lưu lượng máu, các khớp chịu trọng lượng ngày càng tăng…

Mặt khác, giai đoạn thai nghén, hormone progesterone tăng tiết khiến mẹ mệt mỏi, càng muốn ngủ nhiều hơn. Cách tốt nhất để phục hồi sức khỏe và tăng cường hệ thống miễn dịch cho mẹ chính là ngủ.

Giấc ngủ còn khá cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi và hoạt động tạo máu của chính cơ thể mẹ.

Mất ngủ khi mang thai, nỗi khổ không của riêng ai!

Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi

Tác hại khi thai phụ bị mất ngủ

Các nghiên cứu cho thấy, mẹ bầu ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ sinh mổ cao hơn 4,5 lần và thời gian chuyển dạ cũng kéo dài hơn so với các mẹ bầu ngủ từ 7 tiếng trở lên mỗi đêm.

Ngoài ra, việc ngủ ít, ngủ không sâu giấc, mất ngủ khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi rất lớn. Mẹ phải đối mặt các nguy cơ sau: con sinh ra bị thiếu máu, chậm phát triển, thấp bé nhẹ cân, hay quấy khóc, mắc bệnh vặt, khó nuôi…

Bà bầu mất ngủ phải làm sao?

Những mẹo dưới đây có thể giúp cải thiện tình trạng bà bầu bị mất ngủ, có một thai kỳ khỏe mạnh, con phát triển đúng chuẩn:

  • Duy trì thời gian biểu hàng ngày một cách nghiêm túc để giúp mẹ có nhịp đồng hồ sinh học ổn định.
  • Giữ tinh thần thoải mái, không làm những việc nặng nhọc và căng thẳng trước khi ngủ.
  • Dậy sớm đi bộ, hít thở không khí trong lành. Ban đêm trước khi đi ngủ cũng nên đi bộ vận động một xíu sẽ rất thoải mái, dễ thở, ngủ ngon.
  • Bổ sung vitamin B đầy đủ để cải thiện quá trình trao đổi chất, cung cấp năng lượng, bảo vệ các mô thần kinh, giảm căng thẳng…
  • Ăn nhiều cá, các loại đậu để bồi bổ não bộ và giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon.
  • Đừng ăn quá no vào buổi tối hay ăn quá sát giờ ngủ. Điều này khiến dạ dày phải tăng công suất hoạt động vào cuối ngày khiến cơ thể không được nghỉ ngơi và mắt không thể nhắm lại được.
  • Hạn chế đồ ăn thức uống chứa caffeine và chocolate cũng là cách chữa mất ngủ khi mang thai hiệu quả.
  • Nếu muốn ăn vặt, mẹ nên uống một ly sữa nóng, ăn một chén súp nóng hoặc vài lát bánh mì.
  • Uống đủ nước vào ban ngày, hạn chế uống nhiều nước vào ban đêm khiến mẹ buồn tiểu, ảnh hưởng giấc ngủ và ảnh hưởng thận.
  • Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ, tắm nước ấm bằng vòi hoa sen, ngửi mùi tinh dầu tự nhiên cũng khiến mẹ dễ ngủ hơn.
  • Kê gối ngủ nằm nghiêng để lưu thông máu tốt, giảm nhức mỏi cơ thể.
  • Không gian ngủ rộng rãi, thoải mái, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
  • Một số món ăn giúp cải thiện giấc ngủ của mẹ là: chè đậu xanh, chè hạt sen, trà tim sen, đậu bắp…

    Mất ngủ khi mang thai, nỗi khổ không của riêng ai!

    Nghe nhạc, ngâm chân nước ấm hoặc massage chân sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn

Hy vọng những kiến thức về giấc ngủ và cách cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai trên đây sẽ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon, đúng giờ và đủ giấc. Nếu làm tất cả mọi cách trên mà mẹ vẫn khó ngủ thì nên đi khám thêm chuyên khoa nội thần kinh để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và giúp mẹ khắc phục.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc