Máu cuống rốn: Kho tế bào gốc kỳ diệu

shape

30 Th09

Cha Mẹ TốtTh09 30, 2019

Máu cuống rốn: Kho tế bào gốc kỳ diệu

Xuất hiện từ lâu, nhưng việc lưu trữ máu cuống rốn vẫn còn khá xa lạ với đa số bà bầu. Trên thực tế, đây là một hành động thông minh và có thể mang lại lợi ích cho nhiều thế hệ

1/ Tại sao cần lưu giữ máu cuống rốn?

Là phần máu còn sót lại trong dây rốn và nhau thai, máu cuống rốn chứa nhiều tế bào gốc, đặc biệt là các tế bào hình thành và tạo ra máu.

Các tế bào gốc trong máu cuống rốn được lưu giữ với mục đích chủ yếu là để dùng cho việc chữa trị các bệnh về máu, bao gồm bệnh bạch cầu, một số bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến hệ thống miễn nhiễm, nhất là ở trẻ em.

Các tế bào có thể được sử dụng thay cho việc cấy ghép tủy xương để thay thế các tế bào máu của bệnh nhân. Nhờ đó, khoảng 80 bệnh và những rối loạn miễn dịch có thể được chữa trị. Máu cuống rốn giờ đây có thể được thu thập, bảo quản và lưu trữ trong nhiều thập kỷ.

Máu cuống rốn: Kho tế bào gốc kỳ diệu

Nếu quyết định lưu trữ máu cuống rốn của bé, mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin và tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa của mình

2/ Ai sẽ phụ trách lưu trữ?

Ở một số bệnh viện, các mẹ có thể tặng máu cuống rốn của mình cho ngân hàng cuống rốn công, trong khi đó, một số phụ huynh sẽ chấp nhận chi trả để máu cuống rốn của con họ được lưu trữ riêng biệt, phòng cho những trường hợp đặc biệt của gia đình sau này.

Mặc cho những lợi ích y tế từ việc lưu trữ máu cuống rốn cho việc sử dụng chúng trong tương lai, việc làm này vẫn còn nhiều cân nhắc. Khoảng 1% phụ huynh quyết định lưu trự máu cuống rốn của con mình trong các cơ sở tư nhân với mức phí khoảng vài chục triệu.

Máu cuống rốn: Kho tế bào gốc kỳ diệu

Độ quan trọng của xét nghiệm máu khi mang thai
Xét nghiệm máu khi mang thai rất cần thiết, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, bởi nó sẽ giúp phát hiện những bất thường và trục trặc về sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi để có những điều chỉnh kịp thời.

Máu cuống rốn hiến tặng sẽ được sử dụng để điều trị cho bất cứ bệnh nhân nào phù hợp và cần. Do đó, đến khi có nhu cầu, khả năng cao là gia đình bạn sẽ không được sử dụng chính máu cuống rốn của mình.

Hầu hết các mẹ đều rất sẵn lòng tặng máu cuống rốn nhưng chỉ một số ít bệnh viện có đủ cơ sở vật chất để làm việc này. Vì vậy, nếu muốn lưu trữ riêng cho gia đình mình, mẹ cần liên hệ trước với những cơ sở làm dịch vụ này để được hướng dẫn chi tiết.

3/ Lợi ích khi lưu trữ máu cuống rốn?

Nhiều phụ huynh chọn gửi  máu cuống rốn của con mình với nhiều lý do, trong đó họ xem hành động này như “của để dành” cho gia đình mình, nhất là những gia đình có tiền sử bệnh hoặc con cái họ có những lưu ý đặc biệt mà sẽ khó có thể tìm được sự tương thích từ nguồn hiến tặng.

Rất nhiều người đang hi vọng sẽ được tiếp cận các liệu pháp y học tiềm năng này trong tương lai bằng cách sử dụng các tế bào gốc. Nghiên cứu cho thấy máu cuống rốn có thể ứng dụng trong việc điều trị bệnh tiểu đường, bại não, sửa chữa các mô bị bệnh và ngày nay nó đang được tiến hành trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những liệu pháp này vẫn chưa được chứng minh.

Máu cuống rốn: Kho tế bào gốc kỳ diệu

Có nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho bé?
Trích máu cuống rốn là một phương pháp trong đó máu còn lại trong dây rốn của em bé và nhau thai sau khi sinh được thu thập, đóng băng, và lưu trữ để dùng trong tương lai. Máu cuống rốn có giá trị vì có nguồn tế bào gốc phong phú - cơ sở để tạo ra máu và hệ miễn dịch trong cơ thể.

4/ Bệnh viện và trung tâm có lưu giữ máu cuống rốn:

• Bệnh viện Truyền máu – Huyết học Tp.HCM
201 Phạm Viết Chánh, Q.1
ĐT: (08) 39571342

• Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem
Tại Hà Nội: 95 Láng Hạ, Q. Đống Đa
ĐT: (04) 35143535
Tại Tp.HCM: 297/5 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11
ĐT: (08) 38686546

• Trung tâm Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
Phòng 508, tầng 5, tòa nhà T, 14 Trần Thái Tông, P. Yên Hòa,
Q. Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: (04) 37824267

• Bệnh viện Nhi Trung ương
18/879 La Thành, Q. Đống Đa, Hà Nội
ĐT: (04) 62738873

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Tế bào gốc máu cuống rốn
  • Cuống rốn con bị uớt, làm sao đây các mẹ ơi?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc