Mẹ bầu có cần bổ sung axit folic suốt cả thai kỳ?

Share this Post:
Sức khỏe - Dinh dưỡng

Ống thần kinh là cấu trúc tồn tại trong giai đoạn đầu khi thai nhi mới hình thành và sẽ tiếp tục phát triển thành não và tủy sống sau 28 ngày đầu tiên. Bất kỳ dị tật nào ảnh hưởng đến quá trình đóng lại của ống thần kinh cũng có thể dẫn đến sự phát triển không bình thường của não và tủy sống của bé.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, ngay từ khi có ý định mang thai, bạn nên bổ sung axit folic thêm cho cơ thể. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu khi mới mang thai, việc bổ sung folic có vai trò cực kỳ quan trọng, bởi dưỡng chất này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ống thần kinh.

Tuy nhiên, đó là trong 3 tháng đầu. Liệu trong giai đoạn sau của thai kỳ, việc bổ sung axit folic có còn quan trọng?

Mẹ bầu có cần bổ sung axit folic suốt cả thai kỳ?

Trong tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 của thai kỳ, việc bổ sung folic có còn cần thiết là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu

1/ Tầm quan trọng của axit folic trong 6 tháng cuối thai kỳ

Theo báo cáo công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàn (Mỹ), thiếu hụt axit folic trong giai đoạn sau của thai kỳ có thể là nguyên nhân gây ra những biến chứng như sảy thai liên tiếp, tiền sản giật, sinh non, thai chậm phát triển… Theo các chuyên gia, khi cơ thể không bổ sung axit folic đầy đủ sẽ làm gia tăng nồng độ homoncystein trong máu, nguyên nhân dẫn đến những biến chứng mạch máu, ảnh hưởng đến lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi.

Hơn nữa, axit folic còn rất cần thiết cho quá trình tổng hợp nhân tế bào ADN, ARN và protein, gây ảnh hưởng đến sự hình thành nhau thai và tăng trưởng của bào thai. Đặc biệt, với những phụ nữ mang thai, lượng axit folic bị đào thải qua nước tiểu sẽ tăng lên khiến lượng axit folic trong cơ thể càng bị suy giảm đáng kể. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu hồng cầu, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân…

2/ Bổ sung axit folic cho bà bầu: Cần sự đầy đủ!

Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, trong suốt thời gian mang thai, bầu nên bổ sung khoảng 600 mcg axit folic mỗi ngày. Riêng với những mẹ bầu nằm trong nhóm có nguy cơ sinh con khuyết tật cao, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung lượng axit lớn hơn, có thể lên tới 4.000 mcg mỗi ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu nên đặc biệt cẩn thận, liều lượng này chỉ được áp dụng khi có sự cho phép của bác sĩ.

Việc bổ sung dư thừa axit folic có thể dẫn đến những tác hại xấu cho sức khỏe. Trong trường hợp nhẹ, bầu có thể bị ngứa, phát ban, nổi mề đay hoặc rối loạn tiêu hóa do dư thừa folic. Nặng hơn, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa tủy sống do sự gia tăng mạnh mẽ của các tế bào. Đặc biệt, đối với người có khối u, bổ sung quá nhiều axit folic sẽ khiến khối u tăng trưởng nhanh hơn. Nếu cảm thấy mình đang trong tình trạng dư thừa folic, bầu nên uống thêm nhiều nước, để cơ thể nhanh chóng đào thải folic ra ngoài bằng đường tiểu.

3/ Tối ưu hóa khả năng hấp thụ axit folic cho cơ thể

Các loại rau lá xanh, thịt đỏ, trứng, trái cây… đều là những nguồn cung cấp axit folic dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, vì folic rất dễ bị bay hơi trong quá trình chế biến, nên dù ăn nhiều những loại thực phẩm này, bạn cũng khó có thể đảm bảo cho nhu cầu mỗi ngày của mình.

Tốt nhất, bên cạnh việc ăn uống đầy đủ, bầu nên uống bổ sung thêm axit folic, nhất là trong giai đoạn đầu mang thai. Nên uống thuốc giữa 2 bữa ăn và dùng chung với thực phẩm giàu vitamin C như nước cam để tăng khả năng hấp thụ của cơ thể. Tuyệt đối không uống axit folic cùng với trà hoặc cà phê.

Mẹ bầu có cần bổ sung axit folic suốt cả thai kỳ?

5 món sinh tố bổ dưỡng rất tốt cho mẹ bầu
Sinh tố là một trong những loại nước uống thơm ngon rất tốt cho mẹ bầu vì bên cạnh bổ sung lượng nước còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là 5 món sinh tố bổ dưỡng, nguyên liệu dễ kiếm và rất dễ thực hiện.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: