Mẹ bầu không nên lơ là tiểu đường thai kỳ

shape

30 Th11

Martin NguyenTh11 30, 2019

Mẹ bầu không nên lơ là tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu không nên lơ là tiểu đường thai kỳ

Ăn uống lành mạnh và thuờng xuyên tập thể dục là hai bí kíp giúp mẹ ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

1/ Tiểu đường thai kỳ là gì?

Khi bạn ăn, hệ tiêu hóa của cơ thể sẽ làm việc và chuyển hóa thức ăn thành glucose. Nhờ sự trợ giúp của insulin trong cơ thể, các glucose này sẽ chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Các hormone khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin . Và khi đó, insulin không đủ để chuyển hóa glucose thành năng lượng “nuôi” cơ thể. Lượng glucose không được chuyển hóa, tồn tại trong máu của bạn là “thủ phạm” gây tiểu đường thai kỳ.

Thông thường sau khi sinh, tiểu đường thai kỳ sẽ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu đã từng bị tiểu đường trong lần mang thai đầu tiên, nguy cơ tái phát sẽ cao hơn nhiều trong lần thụ thai kế tiếp.

2/ Làm sao biết mình bị tiểu đường thai kỳ?

Có rất ít các dấu hiệu giúp mẹ nhận diện tiểu đường thai kỳ. Đó là lý do bạn phải thực hiện kiểm tra glucose ở tuần 24 – 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn có nguy cơ hoặc nhận thấy nước tiểu có đường, bạn nên chủ động xin thực hiện xét nghiêm máu. Xét nghiệm này hoàn toàn không gây hại cho mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu không nên lơ là tiểu đường thai kỳ

Vì sao mẹ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ một biểu hiện bất thường nào. Do đó, chỉ có xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cách duy nhất giúp thai phụ phát hiện bệnh.

3/ Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ

Khó sinh: Glucose trong máu của bạn có thể sẽ truyền sang máu của bé và làm tuyến tụy của bé phải “tăng ca” để sản xuất thêm insulin. Điều này làm bé phát triển phần thân trên khá nhanh trong thai kỳ. Vai rộng là nguyên nhân của những ca sinh khó. Thậm chí nhiều trường hợp có thể gây gãy xương hoặc tổn thương não trong quá trình sinh nở.

Béo phì: Theo nghiên cứu cân nặng, chiều cao và các chỉ số cơ thể của các bé gái từ 6-8 tuổi ở California, các bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ thừa cân nhiều gấp 3,5 lần so với những bé khác. Đặc biệt, nếu mẹ bị thừa cân và tiểu đường trước khi mang thai, nguy cơ này thậm chí có thể gấp 5,5 lần.

Mẹ bầu không nên lơ là tiểu đường thai kỳ

Tập luyện giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ
Những hoạt động thể dục, thể thao như bơi lội, đi bộ, khiêu vũ đều đặn có thể giúp bạn kiểm soát tốt chứng tiểu đường trong thai kỳ

Hạ đường huyết: Sau khi sinh, tuyến tụy của bé vẫn “theo đà” sản xuất tiếp lượng insulin để đáp ứng với lượng glucose dư thừa trước đây. Vì vậy, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống rất thấp gây nên tình trạng hạ đường huyết. Tình trạng này khá nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp có thể gây co giật dẫn đến hôn mê và tổn thương não nếu không được phát hiện kịp thời.

Bệnh hô hấp: Những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị bệnh về hô hấp sau khi sinh. Ngoài ra, bé cũng dễ bị vàng da.

Các biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, thai chết lưu, sinh non…

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc