Mẹ bầu và muối ăn: Bạn hay thù?

shape

31 Th12

Martin NguyenTh12 31, 2019

Mẹ bầu và muối ăn: Bạn hay thù?

Muối giữ cơ thể cân bằng

Trong thời gian bạn mang thai, lượng nước trong cơ thể sẽ thay đổi để hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Muối đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì chất lỏng trong cơ thể. Ăn bổ sung muối cũng giúp bạn bù đắp lại lượng đã mất khi đào thải qua mồ hôi.

Tuy vậy, khi ăn quá nhiều muối lại có thể dẫn đến cao huyết áp. Muối cũng tác động đến thận, dẫn đến việc cơ thể giữ lại nước và lượng nước dư thừa này khiến lưu lượng máu tăng, kết quả là huyết áp cũng tăng lên.

Chế độ ăn có ít muối sẽ giúp duy trì huyết áp ở mức vừa phải và tránh cho mẹ bầu khỏi nguy cơ bị đột quỵ hay các vấn đề về tim.

Mẹ bầu và muối ăn: Bạn hay thù?

Muối ăn có lợi khi được dùng với lượng hợp lý

1g mỗi ngày

Lượng muối mà mỗi người cần chỉ là 1g mỗi ngày, và lượng đó chỉ khoảng 2/3 muỗng cà phê mà thôi. Nếu muốn ăn mặn hơn một chút, bạn cũng đừng tiêu thụ quá 6g, tương đương 2,4g natri. Rất nhiều người không biết rằng mình đang ăn nhiều muối hơn mức cần thiết. Muối được nêm rất nhiều vào các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt muối, dưa chua, đậu phộng rang hay thậm chí cả bánh mì.

Nếu như bạn đang ăn khá nhiều muối, nên cẩn thận kiểm tra nhãn mác các loại thực phẩm mình mua và tìm thành phần muối ăn hoặc natri (hay còn gọi là sodium).

Mẹ bầu và muối ăn: Bạn hay thù?

Top 10 thực phẩm tốt nhất cho mẹ bầu
Nếu băn khoăn bà bầu nên ăn gì trong thai kỳ, MarryBaby mách bạn 10 thực phẩm tốt nhất, an toàn nhất, đồng thời phù hợp cho dinh dưỡng trong cả 3 tam cá nguyệt.

Cắt giảm lượng muối

Sau một thời gian dài ăn uống với khẩu vị rất đậm đà, bạn sẽ thấy rằng ăn uống mà không bỏ thêm muối thật là nhạt nhẽo. Hãy kiên nhẫn vì sức khỏe của bé yêu và sau một thời gian, khẩu vị của bạn sẽ thay đổi theo chế độ ăn mới.

Bạn có thể cắt giảm lượng muối với những mẹo sau:

  • Không nêm muối trong lúc chế biến thức ăn và sau khi thức ăn đã nấu xong
  • Dùng các loại thảo mộc hay tiêu để nêm nếm tăng hương vị món ăn thay vì muối
  • Nếu có thể, hãy thay thế các loại thực phẩm chứa nhiều natri
  • Nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn
  • Đọc kỹ hàm lượng muối trên hộp đựng sản phẩm, sao cho muối không chiếm quá 1,5g/100g sản phẩm.
  • Nên giới hạn việc sử dụng thịt muối, phô mai, xúc xích, nước tương, nước mắm và đậu nành vì chúng đều chứa nhiều muối.
  • Cẩn thận với các loại đồ ngọt như biscuits vì chúng vẫn có thể chứa nhiều muối
  • Nếm thực phẩm trước khi định nêm muối. Có thể chúng đã đủ mặn rồi.

Mẹ bầu và muối ăn: Bạn hay thù?

Nguyên tắc dinh dưỡng đỏ, vàng, xanh cho bà bầu
Chuyện ăn uống trong thai kỳ làm không ít bà bầu đau đầu. Nên và không nên ăn gì luôn là vấn đề nan giải. Người thì bảo cái này tốt, người lại khuyên cái kia tốt hơn. Vì vậy, nếu đang băn khoăn về thực đơn dinh dưỡng cho bản thân, mẹ bầu tham khảo ngay danh sách thức ăn phân loại theo quy tắc...

Muối iốt thì sao?

Iốt cũng là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Muối được bổ sung iốt cũng sẽ giúp hỗ trợ bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng muối như một nguồn chính để cung cấp iốt mà nên tìm đến các nguồn thay thế tự nhiên như tảo bẹ, cá biển, cải thảo…

 MarryBaby

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc