Mẹ đã biết cách chăm sóc nhũ hoa khi mang thai?

shape

01 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 01, 2019

Mẹ đã biết cách chăm sóc nhũ hoa khi mang thai?

Làm thế nào để giảm đau, tức ngực?

Loại hormone mang tên oestrogen được xem là một trong những thủ phạm chính gây nên tình trạng căng tức, thậm chí đau đớn cho vòng 1 ở phụ nữ mang thai. Oestrogen được sản xuất và dự trữ từ các tuyến mỡ, do đó, muốn giảm oestrogen, chị em cần hạn chế ăn chất béo mà tăng cường rau củ quả và tinh bột.

Bên cạnh đó cũng cần kiểm soát cân nặng để không tăng cân quá nhanh vì đây là lúc lượng mỡ dư thừa trong cơ thể sẽ tăng cao, thúc đẩy việc sản xuất oestrogen.

Khi mang thai, chị em nên hạn chế dùng chất kích thích mà điển hình là caffeine. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà đặc biệt có ích để giảm bớt cảm giác căng tức khó chịu cho gò bồng đào đấy mẹ nhé. Đừng nghĩ rằng chỉ cần tránh uống cà phê là xong vì caffeine còn có trong nước ngọt, ca cao, kem,… và một số loại thuốc giảm đau nữa đấy.

Bổ sung vitamin B, C và canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp hạn chế việc sản sinh hormone prolactin, một trong những nguyên nhân gây đau cho nhũ hoa.

Mẹ đã biết cách chăm sóc nhũ hoa khi mang thai?

Cách chăm sóc nhũ hoa khi mang thai ảnh hưởng nhiều tới việc cho con bú về sau

Chăm sóc nhũ hoa sao cho tốt?

Không chỉ lúc mang thai mà bất cứ giai đoạn nào, việc chọn áo ngực phù hợp chính là bước cơ bản nhất để chăm sóc gò bồng đào. Hầu hết chị em đều nhận thấy vòng 1 phát triển hơn hẳn khi bầu bí, đây là lúc nhũ hoa đang được chuẩn bị để thực hiện chức năng tiết sữa nuôi em bé. Do đó, kích thước áo ngực mẹ vẫn thường dùng sẽ không còn phù hợp nữa. Chậm nhất là từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, mẹ cần những chiếc áo ngực mới vừa vặn hơn và có khả năng nâng đỡ tốt hơn.

Lời khuyên cho mẹ là chọn loại áo ngực có chất liệu mềm mại, dễ thông hơi, mặt trong êm ái để không gây kích ứng núm vú và bầu ngực.

Mỗi ngày, sau khi tắm, mẹ cần vệ sinh nhũ hoa với nước ấm và khăn mềm để loại bỏ tế bào chết tích tụ trên núm vú. Nếu dùng xà phòng hoặc sữa tắm, mẹ nhớ rửa thật sạch để tránh làm núm vú bị khô rát, nứt nẻ nhé. Tốt nhất là bôi thêm một ít kem dưỡng ẩm cho khu vực nhạy cảm này mẹ nhé.

Với những mẹ lo lắng khi thấy núm vú có vẻ ngắn và thụt vào trong sẽ gây khó khăn khi cho con bú sau này, mẹ có thể dùng bông gòn massage nhẹ nhàng núm vú và da ở vùng quầng vú để kích thích khu vực này đầy lên một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên massage bầu vú để kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy chức năng tiết sữa phát triển cũng như tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật của vòng 1.

Chị em cần lưu ý không tác động mạnh vào vòng 1 ở những tuần gần ngày dự sinh vì việc này có thể vô tình kích thích tử cung co thắt, dẫn đến sinh non. Đồng thời, trong lúc massage vùng ngực, nếu thấy bụng dưới căng tức từng cơn thì cần dừng lại ngay để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc