Mẹ làm gì nếu mang song thai?

shape

30 Th09

Martin NguyenTh09 30, 2019

Mẹ làm gì nếu mang song thai?

Mang thai đôi với nhiều phụ nữ thì đó là cảm xúc trộn lẫn giữa hạnh phúc được nhân đôi nhưng cùng với đó là những lo lắng làm sao để có một thai kỳ khoẻ mạnh, an toàn cho hai em bé và thai phụ. Hiểu biết về hiện tượng song thai sẽ giúp các chăm sóc bản thân tốt hơn trong quá trình thai kỳ. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích cho phụ nữ mang song thai.

Mang thai đôi với nhiều phụ nữ thì đó là cảm xúc trộn lẫn giữa hạnh phúc được nhân đôi nhưng cùng với đó là những lo lắng làm sao để có một thai kỳ khoẻ mạnh, an toàn cho hai em bé và thai phụ. Hiểu biết về hiện tượng song thai sẽ giúp các chăm sóc bản thân tốt hơn trong quá trình thai kỳ. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích cho phụ nữ mang song thai.

Chế độ chăm sóc đặc biệt cho mẹ
 Trước tiên cần nhấn mạnh khi mang song thai, thai phụ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn so với mang thai thường, từ bổ sung chế độ dinh dưỡng, cho đến lịch thăm khám bác sĩ, kiểm soát tăng cân trong thai kỳ… nguyên nhân là do khi mang song thai, thai phụ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguy cơ hơn. Do đó khi bắt đầu biết mình mang song thai, thai phụ cần:

Bổ sung thêm dinh dưỡng: Tất nhiên khi mang thai đôi, thai phụ cần được bổ sung dưỡng chất nhiều hơn. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng lượng kalo cần thêm cho thai phụ mang thai đôi là 600kcal một ngày. Tuy nhiên thai phụ vẫn phải đảm bảo được chế độ dinh dưỡng phải cân bằng, lành mạnh giúp cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Lưu ý rằng mức tăng trọng lượng lý tưởng khi suốt thời gian mang thai đôi dao động trong khoảng 15 – 20kg.

Bổ sung thêm acid folic (một dạng vitamin B): Acid folic có vai trò rất quan trọng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai vì nó giúp giảm nguy cơ sảy thai, giảm nguy cơ sinh khuyết tật ống thần kinh, dị tật ở não và hệ thần kinh. Khi mang thai đôi, bạn cần bổ sung thêm chất này cũng như các chất vitamin, vi sắt… Tuy nhiên nếu bổ sung bằng dược phẩm thì bạn cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ, còn trong tự nhiên thì hàm lượng acid foclic tập trung nhiều trong các loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc, đậu hạt, gan…

Mẹ làm gì nếu mang song thai?

Mang song thai đi kèm nhiều niềm vui cũng như khó khăn.

Thường xuyên đi khám bác sĩ
Khi mang thai đôi, bạn cần phải được theo dõi sức khoẻ thường xuyên vì những nguy cơ như hiện tượng chảy máu thường xuất hiện hơn trong thời gian đầu mang song thai, nguy cơ bị tiểu đường cũng như nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn nên thai phụ cần đi khám và được bác sĩ siêu âm, kiểm tra cũng như làm các xét nghiệm cần thiết khác theo dõi sự phát triển, sức khoẻ của thai phụ và thai nhi. Nếu cần thiết có thể can thiệp sớm, kịp thời. Nên theo dõi và kiểm tra ở cùng một cơ sở y tế với cùng một bác sĩ để quá trình thăm khám, theo dõi được thuận tiện hơn.

Lưu ý thời điểm sinh
Một trong những điều thai phụ mang song thai cần biết là thường thai phụ sẽ sinh non (rất hiếm khi sinh đúng tháng). Thai phụ thường chuyển dạ vào khoảng tuần thứ 36 – 37, do đó trong thời gian gần sinh thai phụ cần hạn chế một số hoạt động thường ngày, các chuyên gia cho rằng bắt đầu từ tuần thứ 24, thai phụ dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn vì khi mang song thai, thai phát triển nhanh thường làm thai phụ sẽ thấy mệt mỏi, uể oải hơn. Và lưu ý ngay khi có dấu hiện bất thường cần đến trung tâm y tế ngay.

Về mặt tâm lý
Thai phụ sẽ căng thẳng hơn so với mang thai một con do tâm lý lo lắng (về sức khoẻ cũng như sự phát triển của 2 thai nhi trong bụng, sợ sinh sẽ khó khăn, quá trình chăm sóc con vất vả…) đồng thời thai phụ mang song thai cũng sẽ dễ bị trầm cảm sau sinh. Để hạn chế điều này, thai phụ nên đọc các tài liệu sách báo về song thai cũng như tài liệu về kinh nghiệm chăm sóc con song sinh để chuẩn bị trước về mặt tâm lý. Ngoài ra người thân và gia đình cần hỗ trợ thai phụ trong quá trình chăm sóc em bé, tạo tư tưởng thoái mái, yên tâm, không khí gia đình vui vẻ.

Ngoài những lo lắng về quá trình phát triển của thai nhi trong bụng, thai phụ và gia đình nên chuẩn bị trước tâm lý về các khoản chi phí trong gia đình sẽ gia tăng (chi phí mua tã, sữa, đồ chơi, thuốc men…). Khi đã lường trước được khoản phí gia tăng sẽ hạn chế khả năng stress do vấn đề tài chính.

Việc mua sắm, chuẩn bị đồ dùng cho bé trong thời gian đầu cũng giống như việc chuẩn bị cho các bé khác, chỉ đơn giản là mua gấp đôi lên như quần áo, tã, sữa, khăn bông… Sau khi sinh con, việc chăm sóc em bé cũng đã rất vất vả và tất nhiên, cùng lúc phải chăm sóc hai em bé còn vất vả hơn rất nhiều. Sự trợ giúp của người thân, gia đình là hoàn toàn cần thiết để hỗ trợ người mẹ trong quá trình nuôi con.

Chư Kha

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc