Mẹo hay cho bà bầu bị ho có đờm

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2019

Mẹo hay cho bà bầu bị ho có đờm

Cảm lạnh, viêm xoang… là những vấn đề sức khỏe hết sức bình thường trong giai đoạn mang thai và đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng bà bầu bị ho có đờm. Tuy đờm gây khó chịu cho mẹ nhưng chức năng ban đầu của những chất nhầy ở vùng mũi họng chính là làm sạch các khu vực này và giữ cho các loại bụi bẩn, vi sinh vật không xâm nhập vào vùng mũi, họng. Chỉ khi bà bầu bị ho có đờm với màu sắc như vàng, xanh thì mới đáng lo ngại.

Nguyên nhân bà bầu bị ho có đờm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị ho có đờm. Chính bản thân việc mang thai đã làm sức khỏe của mẹ giảm sút phần nào, cơ thể trở nên yếu ớt và dễ mắc các bệnh vặt. Bên cạnh đó, những vân đề sức khỏe thông thường như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang… vẫn xảy ra trong giai đoạn này cũng gây ra biểu hiện ho có đờm.

-Thay đổi hormone: Lượng estrogen trong thời gian mang thai kích thích việc sản xuất chất nhầy nhiều hơn, làm cho chất nhầy trở nên rất đặc hoặc rất loãng, kể cả ở dịch âm đạo. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đờm nhiều khi mang thai. Đờm tích tụ ở cổ khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu và thường sẽ có cảm giác ngứa cổ, muốn ho không ngừng.

-Cảm lạnh hoặc cúm: Dịch nhầy ở mũi, họng được sản xuất rất nhiều trong thời gian bà bầu bị cảm lạnh hay cúm. Một khi hệ miễn dịch bắt đầu tấn công các vi khuẩn, vi-rút xâm nhập thì dịch nhầy trong suốt ban đầu trở nên đặc quánh và chuyển thành màu vàng, xanh.

-Dị ứng: Trong trường hợp mẹ bầu bị dị ứng, một loạt triệu chứng sẽ cùng xuất hiện như sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt, ngứa da và ho có đờm sẽ cùng xuất hiện một lúc.

-Do thực phẩm: Một số thực phẩm mà mẹ bầu ăn, chẳng hạn như sữa, phô mai… làm tăng sản xuất chất nhầy, dễ dẫn đến hiện tượng ho có đờm.

-Các bệnh ở hệ hô hấp, mũi họng: Viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản, viêm phổi thường gây ra tình trạng ho có đờm.

Bà bầu bị ho có đờm còn có thể là biểu hiện của các bệnh như thủy đậu, sởi, ho gà…

Chữa ho có đờm có cần phải dùng thuốc?

Không phải trong trường hợp nào bà bầu bị ho có đờm cũng cần phải dùng thuốc. Một số lựa chọn để giảm ho và tiêu đờm từ các thành phần tự nhiên thường rất hiệu quả trong trường hợp ho không phải là biểu hiện của một bệnh mãn tính hoặc bệnh do nhiễm trùng.

Mẹo hay cho bà bầu bị ho có đờm

Một số loại thuốc không an toàn cho các mẹ bầu và không nên dùng thuốc khi không cần thiết

Khi bị ho có đờm, mẹ bầu có thể thử những mẹo sau:

-Uống nhiều nước: Cách này có tác dụng làm loãng đờm, giúp mẹ đỡ khó chịu. Không nhất thiết phải chọn nước lọc mà nước trái cây, nước hầm canh cũng đều tốt cho mẹ. Đặc biệt, nhiều mẹ uống nước hầm gà, hầm rau củ để vừa giảm đờm, vừa tăng sức khỏe.

-Sử dụng mật ong: Mật ong có tính sát trùng nhẹ, vốn là một vị thuốc an toàn và tự nhiên cho những trường hợp bị ho, viêm họng… Bà bầu bị ho có đờm có thể sử dụng nước chanh pha mật ong hoặc nước mật ong ấm để ngậm. Uống nhiều lần trong ngày sẽ giúp cải thiện tình hình nhanh chóng.

Mẹo hay cho bà bầu bị ho có đờm

Cách chữa ho cho bà bầu hiệu quả không cần dùng thuốc
Cách chữa ho cho bà bầu theo phương pháp dân gian, không dùng thuốc luôn là điều mà các mẹ bầu tìm kiếm. Tham khảo 4 cách trị ho sau đây ngay mẹ bầu nhé.

-Sử dụng đường và hành: 1 củ hành tây cỡ vừa băm nhuyễn trộn với khoảng 50g đường và để qua đêm. Đường sẽ biến phần hành đã chuẩn bị thành một hỗn hợp sền sệt như mứt. Mỗi 2 giờ 1 lần, mẹ dùng 1 thìa cà phê “mứt” này. Lưu ý, lựa chọn này không thích hợp cho các mẹ bầu bị nôn nghén nhiều và tiểu đường nhé.

-Dầu khuynh diệp cũng là giải pháp tuyệt vời: Nếu mẹ không muốn ăn hay uống các món kể trên thì có thể sử dụng dầu khuynh diệp để nhỏ vào nước tắm. Chỉ cần ngâm mình trong nước ấm có pha dầu khuynh diệp và hít thở sâu, mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn. Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ cũng có thể dùng dầu khuynh diệp thoa vào lòng bàn chân và đeo vớ để kích thích các huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Đây là một mẹo hiệu quả để giảm tình trạng ho có đờm.

-Nước nghệ ấm an toàn và sạch khuẩn: Hòa 1 muỗng bột nghệ vào cốc nước nóng và nhấm từ từ. Mẹ có thể pha thêm chút muối sạch.

Mẹo hay cho bà bầu bị ho có đờm

Bà bầu ăn nghệ: Đủ và đúng mới tốt
Nghệ không chỉ mang lại màu sắc và hương vị cho các bữa ăn. Với lượng sử dụng giới hạn dưới 10 gram mỗi ngày, củ nghệ có thể đem lại khá nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Đừng bỏ lỡ những lợi ích khi bà bầu ăn nghệ và cả những lưu ý khi dùng nghệ trong thai kỳ, mẹ nhé!

-Tỏi chưng mật ong/ tỏi ngâm mật ong: Cả tỏi và mật ong đều sát trùng tốt và sự kết hợp này mang đến một phương thuốc an toàn, hiệu quả cho các bà bầu bị ho có đờm. Mẹ có thể hòa nước tỏi mật ong trong nước ấm để uống thay vì dùng dạng đặc.

-Tắc chưng đường phèn: Mẹ dùng khoảng 4-5 quả tắc cho vào chén sạch, thêm khoảng 2 muỗng cà phê đường phèn và chưng cách thủy. Dùng nước tắc chưng khoảng 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng ho có đờm.

Những cách trị ho có đờm kể trên khá hiệu quả trong trường hợp mẹ bầu bị ho ở mức độ nhẹ và vừa. Trong trường hợp bà bầu bị ho có đờm kéo dài, ho dữ dội và kèm theo các cảm giác khó chịu khác, cần đi khám bệnh để biết chính xác nguyên nhân và cách chữa trị. Tình trạng ho dữ dội trong tam cá nguyệt đầu tiên có thể là nguyên nhân gây sảy thai nếu phôi hoặc thai nhi chưa phát triển ổn định.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc