Mệt mỏi khi mang thai: Mỗi tam cá nguyệt mỗi khác

shape

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2019

Mệt mỏi khi mang thai: Mỗi tam cá nguyệt mỗi khác

Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện nhiều trong 3 tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ. Tùy từng thời điểm, sự mệt mỏi của mẹ bầu có thể do những nguyên nhân khác nhau. Cùng MarryBaby tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách giải quyết sự mệt mỏi trong từng tam cá nguyệt, mẹ bầu nhé!

Mệt mỏi trong tam cá nguyệt đầu tiên

3 tháng đầu được xem là giai đoạn khó khăn nhất trong thai kỳ, đôi khi còn quá sức tưởng tưởng của mẹ bầu. Lúc này, cơ thể người mẹ sẽ có những “chuyển biến” rõ rệt về mặt sức khỏe, tinh thần. Và đương nhiên sự mệt mỏi khi mang thai là không thể tránh khỏi, vì vậy mẹ cũng đừng nên quá lo lắng khi đối diện với các triệu chứng khó chịu trong tam cá nguyệt này.

Mệt mỏi khi mang thai: Mỗi tam cá nguyệt mỗi khác

Ốm nghén là tình trạng phổ biến trong 3 tháng đầu, chúng làm mẹ luôn có cảm giác mệt mỏi và kiệt sức

1/ Ốm nghén

Là tình trạng khá phổ biến có đến 80% phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Nôn và buồn nôn là biểu hiện đặc trưng của nghén, kèm theo cảm giác khá nhạy cảm với mùi thức ăn. Mẹ bầu luôn thấy sợ hãi khi mỗi sáng thức dậy phải chạy ngay vào nhà vệ sinh để nôn và trong bụng dường như không còn gì.

Cách khắc phục

– Cho dù mệt mỏi như thế nào khi bị cơn ốm nghén “hành hạ” thì mẹ cũng không nên bỏ bữa, thay vào đó hãy chia nhỏ 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ.

– Cần tránh những thức ăn có mùi tanh khiến mẹ có cảm giác buồn nôn, thực phẩm kích thích dạ dày như chất béo, đồ chiên nhiều dầu mỡ.

– Dùng thêm gừng vào các món ăn sẽ giúp mẹ bớt buồn nôn, hoặc uống trà gừng vào mỗi sáng.

2/ Táo bón

Sự gia tăng hóoc môn progesterone trong 3 tháng đầu làm cho hệ tiêu hóa hoạt động chậm chạp hơn và gây nên chứng táo bón. Đây cũng là “thủ phạm” khiến mẹ trở nên mệt mỏi khi mang thai.

Cách khắc phục

– Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày như: ngủ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, nho khô…

– Uống nhiều nước một cách đều đặn, ngoài nước lọc mẹ có thể dùng thêm nước ép hoa quả, nước ép rau xanh.

– Chỉ với 15 phút đi bộ mỗi ngày sẽ giúp mẹ loại bỏ được nguy cơ táo bón.

3/ Nhức đầu, choáng váng

Thai nhi đang trong quá trình hình thành nên mọi nguồn năng lượng của mẹ đều tập chung cho bé, vì thế đôi khi khiến mẹ bị đau đầu và choáng váng. Hiện tượng này sẽ giảm dần vào những tháng tiếp theo.

Cách khắc phục

– Dành nhiều thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi.

– Không nên dùng các chất kích thích như cà phê, bia rượu, chè đậm.

– Ăn uống khoa học, đầy đủ chất.

Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa

Thời gian này cơ thể mẹ đã dần thích nghi với những thay đổi khi mang thai, đây cũng là giai đoạn thoải mái nhất trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và lo lắng.

1/ Đau nhức dây chằng

Thai nhi bắt đầu lớn dần, gây áp lực lên dây chằng quanh vùng bụng dưới. Vì vậy bầu sẽ cảm thấy đau nhói, đôi khi những cơn đau trở nên nặng hơn.

Cách khắc phục

– Mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều.

– Khi ngủ nên nằm nghiên, chèn thêm một chiếc gối dưới bụng và kẹp giữa hai chân.

– Nên thay đổi tư thế ngồi hay nằm một cách từ từ để giảm đau.

2/ Mệt mỏi do căng thẳng, lo âu

Lo lắng cho sự phát triển của thai nhi cũng như những nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu đến con là nỗi ám ảnh lớn của người làm mẹ. Đôi khi chỉ vì lo lắng thái quá khiến mẹ trở nên mệt mỏi, bất an.

Cách khắc phục

– Luôn luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui tươi chỉ có như vậy em bé mới phát triển tốt hơn.

– Hãy chia sẽ những tâm tư, tình cảm với chồng và nhớ đừng giữ kín trong lòng vì điều này chỉ khiến mẹ mệt mỏi hơn mà thôi.

3/ Khó thở làm cơ thể bà bầu mệt mỏi

Thai nhi phát triển ngày một lớn, theo đó sức ép lên lồng ngực và phổi cũng tăng lên khiến bầu khó thở nhiều hơn. Tình trạng này sẽ kéo dài đến cuối thai kỳ tuy nhiên mẹ không nên quá lo lắng.

Cách khắc phục

– Không nên làm việc nhiều, quá sức, tránh làm những công việc nặng nhọc.

– Luyện tập thể dục nhẹ nhàng, các bài tập hít thở, yoga hay đi bộ sẽ giúp mẹ cung cấp oxy cho phổi tốt hơn.

– Nếu bi khó thở nặng, thở gấp thì bầu cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Mệt mỏi trong tam cá nguyệt cuối cùng

Thời điểm này bầu trở nên nặng nề, “ì ạch” hơn nhiều đồng thời cảm giác mệt mỏi cũng luôn “đeo bám” mẹ không rời.

1/ Cơ thể mệt mỏi vì đau lưng

Áp lực từ trọng lượng của thai nhi là nguyên nhân chính gây nên những cơn đau lưng khó chịu. Thậm chí chúng còn làm bầu rơi vào tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ dẫn đến cơ thể mỏi mệt.

Cách khắc phục

– Tiếp tục chăm chỉ tập luyện thể dục với những bài tập nhẹ.

– Massage là liệu pháp hiệu quả giảm đau lưng, vì vậy đừng chần chừ nhờ anh xã giúp, bầu nhé!

Mệt mỏi khi mang thai: Mỗi tam cá nguyệt mỗi khác

Hiện tượng đau lưng luôn khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu trong tam cá nguyệt cuối cùng

2/ Chứng phù nề khó chịu

Là hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong những tháng cuối của thai kỳ, tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại làm mẹ thấy bất tiện và mệt mỏi.

Cách khắc phục

– Hạn chế ăn mặn và uống nhiều nước

– Cố gắng vận động nhẹ nhàng để giúp máu lưu thông tốt hơn

– Không nên ngồi hay đứng một chỗ quá lâu

– Kê cao chân khi nằm ngủ

– Lựa chọn những đôi giày, dép phù hợp

3/ Mệt mỏi khi đợi chờ

Mặc dù đã biết ngày dự sinh nhưng mẹ vẫn luôn lo lắng không biết khi nào con yêu sẽ ra đời. Bên cạnh đó là nỗi sợ khi phải đối mặt với những cơn đau đẻ kinh hoàng…Tất cả gây nên một áp lực rất lớn cho mẹ lúc này.

Cách khắc phục

– Thay vì lo lắng mẹ hãy thư giãn bằng cách nghỉ ngơi, làm một vài món ăn nhẹ hay trang trí phòng cho bé…

– Học hỏi những kinh nghiệm của người đi trước để chuẩn bị cho việc sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc