Mớm cơm cho bé: Mẹ đang giúp hay hại con?
Thông thường, giai đoạn bắt đầu cho bé ăn dặm thường bắt đầu khi bé được 6 tháng tuổi và kéo dài cho đến khi trẻ tròn 1 tuổi. Trong thời gian này, hầu hết các bé vẫn chưa mọc đầy đủ răng và vì lo lắng bé không thể tiêu hóa, nhiều mẹ có thói quen nhai nát cơm với các loại thức ăn trước khi đút cho bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thói quen này có thể gây hại cho bé hơn là mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Cho bé ăn dặm không đúng cách, mẹ rất dễ khiến con gặp những vấn đề sức khỏe
Nhai mớm cơm là hành động mẹ dùng trực tiếp miệng của mình để nghiền nát cơm và thức ăn rồi mới đút cho bé ăn thay vì xay nhuyễn hoặc nghiền bằng muỗng. Trẻ ăn cơm mớm có thể dễ tiêu hóa hơn, vì cơm sau khi nhai đã được “thấm đẫm” men tiêu hóa của mẹ. Ngoài nhai cơm, nhiều mẹ còn mớm nước và hoa quả cho bé.
Mặc dù dễ tiêu hơn, nhưng theo các chuyên gia, khi nhai cơm và mớm cho bé, mẹ có thể lây truyền cho con một số bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé.
1/ Bệnh lỵ amip
Bệnh lỵ amip là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolytica gây ra. Bệnh có thể gây tiêu chảy kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn là kiết lỵ, rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Mầm bệnh lỵ amip thường tồn tại trong kẽ móng tay của người bệnh. Do đó, nếu mang bệnh trong người, mẹ có thể lây cho bé khi dùng tay bón cơm cho bé.
2/ Bệnh viêm gan
Viêm gan có thể lây truyền qua nước bọt, dịch tá tràng khi mẹ hoặc những thành viên khác trong gia đình nhai mớm cơm cho bé. Viêm gan B mãn tính hầu như không có triệu chứng gì đặc biệt nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan.
Giúp con “đuổi” bệnh viêm gan B
Việt Nam là nước có tỉ lệ bệnh viêm gan siêu vi B cao. Ước tính, có khoảng 8,6 triệu người Việt Nam nhiễm bệnh. Những trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm virus rất dễ tiến triển thành mãn tính
3/ Bệnh màng não cầu
Màng cầu não là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại song cầu khuẩn cư trú ở mũi, họng gây ra. Bệnh có diễn biến rất đa dạng và đăc biệt nguy hiểm, có thể gây viêm mũi họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…, thậm chí có thể gây tử vong cao.
4/ Bệnh dạ dày
Theo thống kê, 80% dân số Việt Nam bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), nguyên nhân gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, tá tràng, và có thể dẫn tới ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP thường tồn tại nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày nên rất dễ lây lan khi sử dụng chung muỗng đũa hoặc “chung đụng” khi ăn uống.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Bé 10 tháng tuổi có nên cho ăn cơm nguyên hạt được không?
- Cách tạo thói quen ăn canh cho bé
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.