Nghén ngủ, bầu phải làm sao?

shape

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2019

Nghén ngủ, bầu phải làm sao?

Nghén ngủ: Vì đâu nên nỗi? 

Nghén ngủ thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng cũng có trường hợp mẹ bầu bị nghén ngủ trong suốt thai kỳ. Ốm nghén là là hiện tượng mà hầu như bà bầu nào cũng bị mắc phải, nhưng biểu hiện ốm nghén ở mỗi mẹ lại khác nhau, có mẹ nôn ói liên tục, có mẹ lại mất ngủ, có mẹ bị chuột rút và buồn đi vệ sinh nhiều. Với những mẹ hay buồn ngủ, cơn buồn ngủ kéo đến bất kỳ lúc nào, bất kể khi đang làm gì và thường khiến mẹ không thể cưỡng lại.

Nghén ngủ, bầu phải làm sao?

Hiện tượng nghén ngủ khá phổ biến trong thai kỳ

Sở dĩ có hiện tượng nghén ngủ là do khi mang thai hormone progesterone gia tăng. Đây là loại hormone giúp điều tiết chu kỳ sinh sản của người phụ nữ, đồng thời cũng gây ra cảm giác buồn ngủ. Sự gia tăng progesterone khiến các mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và ngủ là cách nghỉ ngơi, giúp hồi phục sức khỏe tuyệt vời nhất mà cơ thể mong muốn. Hormone này hoạt động rất mạnh mẽ trong những tháng đầu thai kỳ  càng khiến các mẹ bầu buồn ngủ nhiều hơn trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Càng lạ hơn, đó là lượng hormone này gia tăng lại làm cho chất luông giấc ngủ của giấc ngủ đêm giảm xuống. Mẹ bầu sẽ không ngủ sâu giấc như trước khi mang thai. Đồng thời, việc thường xuyên cảm thấy buồn tiểu cũng khiến mẹ không ít lần phải thức giấc để chạy vào nhà vệ sinh. Hệ quả là, ban ngày các mẹ sẽ càng buồn ngủ và cảm thấy không còn sức lực để làm việc.

Nghén ngủ, bầu phải làm sao?

Bí quyết để có giấc ngủ ngon khi mang thai
Khó ngủ, mất ngủ là một trong những vấn đề rắc rối thường gặp của nhiều chị em phụ nữ trong thời kì mang thai. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Để có giấc ngủ ngon và vượt qua tình trạng “đếm cừu” hàng đêm, mẹ hãy thử cách làm đơn...

Khắc phục tình trạng nghén ngủ như thế nào? 

Nghén ngủ thường xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ nhất và rồi từ từ sẽ giảm dần sau đó. Việc nghén ngủ thực tế là cách cơ thể giải quyết nhu cầu tự nhiên, giúp bà bầu tạo nhiều năng lượng, thích ứng với sự phát triển của bào thai.  Tuy nhiên, việc ngủ nhiều khiến việc sinh hoạt, làm việc cũng ảnh hưởng vì bầu không thể tập trung do quá buồn ngủ. Điều này khiến nhiều bà bầu than vãn, không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng này.

Để khắc phục, các mẹ bầu cần sắp xếp chế độ ăn ngủ, làm việc và nghỉ ngơi thật khoa học, hợp lý để việc ngủ không làm ảnh hưởng đến công việc như buổi tối nên đi ngủ sớm, tranh thủ ngủ trưa và có thể nghỉ thêm vào giờ rảnh rỗi trong ngày. Ngoài ra, nên hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh việc phải dậy đi vệ sinh quá nhiều, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm.

Để tỉnh táo hơn, các mẹ bầu nên uống các loại nước như trà gừng, nước chanh muối. Đồng thời, các mẹ đừng quên thủ sẵn một số đồ ăn vặt dễ ăn, tốt cho mẹ bầu. Việc vận động cơ miệng sẽ giúp đầu óc mẹ dễ tỉnh táo hơn.

Nếu quá buồn ngủ khi đang làm việc, bầu cũng có thể đứng dậy, thực hiện vài động tác đơn giản để lấy lại tinh thần làm việc.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp thai nhi phát triển tốt cũng như tăng sức khỏe, giảm mệt mỏi cho mẹ bầu.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên thường xuyên luyện tập thể thao với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để tăng cường sức khỏe cho cả hai mẹ con.

Nghén ngủ, bầu phải làm sao?

Tập thể dục khi mang thai: Không bao giờ là quá trễ!
Tập thể dục khi mang thai giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ thừa cân, tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, theo nghiên cứu mới đây, bà bầu tập thể dục sau tuần thai thứ 29 sẽ mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho cả mẹ và bé

Một giải pháp không thể thiếu đối với tình trạng nghén ngủ, đó là tìm người giúp đỡ. Hãy chia sẻ bớt những công viêc, nhiệm vụ mà bạn cảm thấy có thể chia sẻ để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Đặc biệt, mẹ bầu nên chuyển giao bớt một số việc nhà cho anh xã hay người giúp việc để có thể đi ngủ sớm hơn vào buổi tối.

Chăm chút cho giấc ngủ của mẹ bầu

Mẹ bầu cần cả giấc ngủ đêm lẫn ngủ ngày thật chất lượng. Muốn như thế, mẹ nên thực hiện theo những lời khuyên sau:

  • Mỗi ngày, mẹ cần ngủ trưa hoặc nghỉ ngơi vào ban ngày từ 30 đến 60 phút.
  • Không nên “nướng” quá nhiều trong giấc ngủ trưa vì bạn sẽ ngủ ít đi vào ban đêm
  • Không ngủ trưa quá trễ, vì như vậy bạn sẽ thức khuya vào buổi tối và cảm thấy mệt mỏi, đồng thời thói quen thức khuya cũng sẽ ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của bé sau khi chào đời.
  • Tập thể dục ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ, tránh tập quá sát thời gian ngủ vì điều này có thể khiến bầu ngủ không ngon.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc